Người bệnh thoái hóa cột sống có nên đi bộ, chạy bộ không?

Chào bác sĩ, tôi là bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Căn bệnh làm cho tôi đau đớn và khó chịu, tôi đã dành thời gian để nằm trên giường nhiều hơn là việc đi lại. Tôi đang lo vì nếu không vận động, bệnh của tôi có thể sẽ bị nặng hơn khi các khớp xương dần cứng lại. Nhưng cũng sợ rằng vận động có làm ảnh hưởng đến bệnh của tôi không. Bác sĩ cho tôi hỏi người bệnh thoái hóa cột sống có nên đi bộ, chạy bộ không ? Tôi xin cảm ơn!

(Bùi Xuân Thái, 52 tuổi)

Chào bác!

Thoái hóa cột sống là bệnh lý diễn ra chủ yếu do sự lão hóa của xương khớp thường gặp phải ở những người cao tuổi và trung niên. Các triệu chứng do thoái hóa cột sống gây nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nên đi bộ, chạy bộ khi bị thoái hóa cột sống hay không?

Ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, có rất nhiều biện pháp giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh thoái hóa cột sống có thể thực hiện tại nhà, bao gồm cả việc đi bộ, chạy bộ.

thoái hóa cột sống có nên chạy bộ hay không?
Nhiều người thắc mắc liệu thoái hóa cột sống có nên chạy bộ hay không?

♦  Y học nói về lợi ích của việc đi bộ, chạy bộ đối với người bệnh

Đi bộ, chạy bộ là hoạt động thể dục đơn giản mà hầu hết chúng ta nên thực hiện mỗi ngày, đề cập đến lợi ích của việc đi bộ đối với người bệnh thoái hóa cột sống. Hoạt động này đem đến khả năng:

  • Tăng tính ổn định của xương sống: Xương sống có thể trở nên suy yếu đi khi bị thoái hóa. Việc đi bộ, chạy bộ có tác dụng kiểm soát sự thoái hóa diễn ra và tăng cường sự ổn định của xương sống.
  • Nuôi dưỡng các cấu trúc cột sống: Đi bộ, chạy bộ tạo điều kiện tuần hoàn mạnh mẽ, có tác dụng tăng cường vận chuyển các chất dinh dưỡng vào mô mềm và tiêu độc.
  • Cải thiện tính linh hoạt và tư thế: Đi bộ, chạy bộ đúng cách và thường xuyên cho phép việc di chuyển được nhiều hơn, từ đó giúp cải thiện tính linh hoạt và hạn chế những thương tích trong tương lai.
  • Kiểm soát cân nặng: Thói quen đi bộ, chạy bộ được nghiên cứu là có tác dụng giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, điều này có tác động tích cực đối với người thoái hóa cột sống vì làm giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên cột sống.

♦ Có an toàn khi đi bộ, chạy bộ đối với người thoái hóa cột sống?

Mặc dù yêu cầu đặt ra đối với người thoái hóa cột sống là cần được nghỉ ngơi nhiều và kiểm soát quá trình vận động của mình. Tuy vậy, từ những lợi ích thiết thực của việc đi bộ, chạy bộ đối với người thoái hóa cột sống, chúng ta có thể kết luận rằng người bệnh cần thiết nên thực hiện các hoạt động này.

Đi bộ, chạy bộ sẽ giúp tăng cường sự đàn hồi của cơ bắp, tạo sự vận động nhịp nhàng giữa các khớp xương từ đó sẽ giúp cho các cơ cột sống gia tăng lực và làm giảm đi nguy cơ chèn ép các rễ thần kinh do thoái hóa cột sống.

Do vậy, các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống có thể được thuyên giảm và khiến cho người bệnh có thể vận động đi lại, tránh được tình trạng cứng khớp, biến dạng khớp đã từng xảy ra ở nhiều trường hợp.

Tuy nhiên, để thấy được những lợi ích đầy đủ  của việc đi bộ, chạy bộ đối với người bệnh thoái hóa cột sống. Việc tập luyện của người bệnh phải thực hiện đúng cách, có khoa học.

đi bộ vừa phải
Nên đi bộ, chạy bộ với tần suất vừa phải, tránh tổn thương cột sống.

Tránh tình trạng tập luyện theo cảm tính, không có kế hoạch hoặc luyện tập quá mức hãy sai cách sẽ khiến cho tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Cần đọc thêm: 5 bài thuốc nam chữa vôi hóa cột sống “rẻ tiền” nhưng “công hiệu”

♦ Cách đi bộ, chạy bộ đúng cách để ngăn ngừa thoái hóa cột sống tiến triển

⇒ Đi bộ: 

  • Tư thế: Đầu thẳng và hướng về phía trước, thả lỏng vai và cánh tay kết hợp với đánh nhẹ tự nhiên. Khi mới bắt đầu nên đi chậm và sau đó đi nhanh hơn với bước đi nhẹ nhàng.
  • Tần suất: Hãy đi dạo mỗi ngày nếu có thể, nhưng hãy chắn chắn có thể đi bộ ít nhất ba đến năm lần mỗi tuần. Nếu chỉ mới bắt đầu và có thể chịu được trong 5 phút, hãy duy trì ở mức đó và tăng dần thời gian lên khi có thể.

⇒ Chạy bộ: 

  • Tư thế: Đầu hướng thẳng về phía trước, thả lỏng cơ thể và giữ lưng vuông góc với mặt đất.
  • Tần suất: Chạy nhẹ nhàng rong 5 phút khi vừa mới bắt đầu và tăng tốc độ lên nhanh hơn.

Việc chạy bộ đối với người thoái hóa cột sống nên cần có dây đeo bao lưng và giày thể thao thích hợp với chân. Trong quá trình tập chỉ nên chạy chậm và không được chạy bộ sau khi ăn no.

Mong rằng sau bài viết này, thắc mắc của độc giả về người bệnh thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ không sẽ được giải đáp và nhận được những lợi ích tích cực từ hoạt động thể dục này!

Song Lam

Thông tin hữu ích: Chữa thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu

Cập nhật lúc 10:57 - 13/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan