Khi áp dụng Đông y để điều trị bệnh phong thấp, người bệnh thường nghe đến cụm từ: “Khu phong trừ thấp”. Thế nhưng ít ai thực sự hiểu được “Khu phong trừ thấp là gì?”. Dựa trên những ghi chép về tài liệu của Y học cổ truyền, bài viết sẽ giải đáp về Khu phong trừ thấp như sau:
Phong thấp và cách điều trị: Khu phong trừ thấp
Theo Tuệ Tĩnh toàn có viết: “Phong” là gió, “thấp” trong ẩm thấp. Người bệnh gặp gió và sinh hoạt trong môi trường ẩm thấp sẽ sinh bệnh. Lúc này, khí huyết lưu thông tắc nghẽn, ngoại tà nhập xâm gây ra tý chứng.”
Nói đơn giản hơn, bệnh danh Đông y của phong thấp là tý chứng. Bệnh phong thấp còn chia thành các loại như: hành tý (phong tý), thống tý (hàn tý), trước tý (thấp tý), nhiệt tý. Với quan niệm bệnh phong thấp xảy ra bởi sự nghẽn uất trong kinh lạc, khí huyết bế tắc. Để điều trị cần tác động vào triệu chứng bệnh phong thấp, từ đó có các phương pháp khác biệt để đẩy lùi bệnh trạng.
Và “khu phong trừ thấp” là hành động để tiêu triệt những tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Đồng thời, sau khi “đuổi gió trừ ẩm”, cơ thể sẽ được nâng cao sức khỏe để tự chống chọi và chiến đấu với căn bệnh phong thấp. Cơn đau nhức xương khớp, sợ gió sợ lạnh sẽ không còn nữa. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn từng ngày khi áp dụng biện pháp “khu phong trừ thấp” để điều trị tý chứng (phong thấp).
Khu phong trừ thấp được thực hiện ra sao?
Thông qua các bài thuốc được kê toa cho bệnh nhân, các phối phương từ thảo dược có tác dụng tác động vào mầm bệnh, thực hiện chức năng “khu phong trừ thấp” của mình. Hiện có 2 loại phổ biến nhất gồm: khu phong và trừ thấp.
-
Khu phong
Để sơ tán gió hàn trong cơ thể, thông thường các bài thuốc Khu phong được phối hợp các vị cay ấm như: Ma hoàng, Phòng phong, Khương hoạt, Độc hoạt,… cùng các vị thuốc dưỡng huyết hoạt huyết như: Xuyên khung, Nhũ hương,…
#Bài thuốc số 1: Tiểu tục mệnh thang
Công dụng: điều hòa khí huyết, bồi bổ cơ thể và xua đuổi khí lạnh tích tụ gây bệnh phong thấp.
Thành phần:
- 8-12g các vị: ma hoàng, phòng phong, hạnh nhân, quế chi, hoàng cầm, xuyên khung.
- 4-8g các vị: phòng kỷ, phụ tử
- 12-16g các vị: nhân sâm, bạch thược
- 6-10g: cam thảo
- 3-5 lát gừng tươi (sinh khương)
Tác dụng các vị thuốc:
- Ma hoàng, phòng phong, phòng kỷ, sinh khương: khu phong giải cảm, đả thông kinh mạch.
- Nhân sâm, phụ tử, nhục quế: ích khí trợ dương, bồi bổ cơ thể
- Xuyên khung, bạch thược: điều hòa khí huyết
- Hoàng cầm, cam thảo, hạnh nhân: điều hòa các vị thuốc.
Cách dùng: Dùng các nguyên liệu đem sắc uống. Mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần trong ngày.
#Bài thuốc số 2: Quyên tý thang
Công dụng: chữa bệnh phong thấp, viêm quanh khớp vai, hội chứng cổ vai nhức mỏi.
Thành phần:
- 12-20g các vị: khương hoạt, khương hoàng, đương quy (tẩm rượu), chính kỳ, xích thược, phòng phong
- 8-12g các vị: cam thảo, đại táo
- 3-5 lát gừng tươi
Tác dụng các vị thuốc
- Khương hoạt, phòng phong: trừ gió giữ ấm
- Hoàng kỳ, cam thảo: bổ khí
- Đương quy, xích thược: hỗ trợ khí huyết lưu thông
- Khương hoàng, sinh khương, đại táo: điều hòa vị thuốc.
Cách dùng: Sắc uống ngày 3 lần/thang. Uống khi thuốc còn ấm.
#Bài thuốc số 3: Độc hoạt ký sinh thang
Công dụng: tán hàn trừ gió, bồi bổ can thận, giúp bổ máu và lưu thông khí huyết, chữa đau lưng, khớp cơ thoái hóa vì phong thấp.
Thành phần:
- 04-08g các vị: tề tân, cam thảo, nhục quế
- 08-12g các vị: tần giao, phòng phong, xuyên khung, nhân sâm, phục linh
- 12-16g các vị: độc hoạt, tang ký sinh, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất
- 16-20g thục địa
Tác dụng các vị thuốc:
- Độc hoạt, tang ký sinh: khu phong trừ thấp, giảm tắc nghẽn kinh lạc trừ uất ức.
- Ngưu tất, đỗ trọng, thục địa: bổ can thận, bổ gân tráng cốt, giúp cơ thể thêm dẻo dai.
- Xuyên khung, đương quy, bạch thược, đảng sâm, phục linh, cam thảo: bổ máu bổ khí
- Tần giao, tế tân, phòng phong, nhục quế: phát tán gió độc ra khỏi cơ thể.
Cách dùng: Đem sắc thành thuốc uống mỗi ngày.
2. Trừ thấp
Các bài thuốc được phân nhánh thành hóa thấp, lợi thấp và táo thấp. Cùng với các vị trí của bệnh trên, dưới, ngoài, trong để cân chỉnh vị thuốc cho phù hợp.
#Bài thuốc hóa thấp: Kê minh tán
Công dụng: bởi ẩm thấp mà gây ra chứng phong thấp. Vậy nên hóa thấp có tác dụng lợi niệu, tiêu trừ phù thũng, thanh nhiệt tiêu độc, giảm đau sưng tê lạnh,…
Thành phần:
- 4g trần bì
- 7g binh lang
- 8g ngô thù
- 12g hạnh tử tô
- 20g cát cánh và 20g sinh khương
- 40g mộc qua
Cách dùng: Đem các nguyên liệu tán thành bột, chia sắc thành thuốc uống lúc đói. Mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
#Bài thuốc lợi thấp: Ngũ linh tán
Công dụng: Lợi thấp sẽ giúp ôn dưỡng cơ thể, có tác dụng chữa các chứng ứ đọng khí huyết độc hại tồn đọng trong cơ thể thông qua đường tiểu.
Thành phần:
- 8g quế chi
- 12g các vị: phục linh, trữ linh, bạch truật
- 16g trạch tả
Cách dùng: Đem nguyên liệu sắc thành thang, ngày uống 3 lần.
#Bài thuốc táo thấp: Nhị trần thang
Công dụng: trị chứng phong thấp do nhiệt tý, các khớp đỏ tấy sưng đau, người nóng bức sinh đàm, chướng bụng,…
Thành phần
- 1g phục linh
- 4g cam thảo
- 8g-12g bán hạ và trần bì mỗi loại
- 3-5 lát sinh khương
Cách dùng: Đem nguyên liệu đã chuẩn bị sắc với nước lọc thành thuốc uống mỗi ngày.
Như vậy, ta có thể hiểu được rằng Khu phong trừ thấp nghĩa là phát tán phong hàn và tiêu trừ những ẩm thấp độc hại trong cơ thể. Ngoài ra, khu phong trừ thấp còn có tác dụng hoạt huyết, lợi niệu, kiện cường thân thể, ích thận tráng khí,…Việc người bệnh cần sử dụng bài thuốc nào, cách dùng ra sao còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng cơ thể, mức độ bệnh lý.
Vậy nên người bệnh cần đến gặp các y bác sĩ có chuyên môn để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh việc chưa hiểu rõ mà tự ý dùng thuốc, uống thuốc thì sẽ đánh mất tác dụng thực sự của “khu phong trừ thấp” điều trị bệnh phong thấp trong Đông y, có khi còn gây độc hại và làm biến chứng bệnh nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!