Đau thần kinh tọa là gì? Tổng quan về bệnh đau thần kinh tọa

Ngày nay, nhiều người vẫn còn khá thắc mắc căn bệnh đau thần kinh tọa là gì? Căn bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức vùng lưng gây ra do các dây thần kinh hông ( thường được gọi là dây thần kinh tọa) bị tổn thương hoặc bị chèn ép.

Bác sĩ Vũ Hà Bảo Anh – Bệnh viện cơ xương khớp chia sẻ, thần kinh tọa là một hệ thống dây thần kinh lớn chạy từ phần lưng dưới đến mặt sau của hai chân. Do đó chúng rất quan trọng, có ảnh hưởng đến chi phối hoạt động của lưng và hai chân nếu bị trục trặc, nên người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng lan dài xuống cả hai chân.

I. Bệnh đau thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở phần thắt lưng, hông, mông, rồi sau đó cơn đau lan dọc xuống chân, từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân. Đây không phải là triệu chứng của một bệnh tách biệt mà là của các bệnh về dây thần kinh.

Đau thần kinh tọa là gì
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức do các dây thần kinh hông bị chèn ép.

1. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi đối tượng, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
  • Phụ nữ đau thần kinh tọa khi mang thai:

Khi người phụ nữ mang thai, tử cung sẽ giãn ra và phát triển hết cỡ khiến các dây thần kinh tọa bị chèn ép mạnh, gây ra những cơn đau nghiêm trọng và dai dẳng.

  • Thoát vị đĩa đệm hoặc các tổn thương khác:

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng hoặc các tổn thương vùng thắt lưng như dị tật bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa đốt  sống thắt lưng, viêm cột sống… là những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa rất phổ biến.

Khi đĩa đệm của cột sống bị thoái hóa hoặc tổn thương,các bao xơ bị rách làm cho nhân nhầy thoát ra bên ngoài, gây chèn ép lên các dây thần kinh tọa, khiến người bệnh gặp các hiện tượng đau nhức, tê liệt 2 chân…

  • Các bệnh lý ở cột sống:

Các bệnh lý ở cột sống như hẹp, lao cột sống, viêm khớp cột sống, thoái hóa cột sống, ung thư cột sống… là những căn bệnh dễ gây ra chứng đau thần kinh tọa.

Những cột sống thắt lưng bị thoái hóa và chịu áp lực quá lớn từ những bệnh lý kể trên gây đè nén lên các dây thần kinh hông, từ đó làm đau nhức và tổn thương phần thắt lưng cũng như 2 chân…

Ngoài ra, rễ thần kinh vị viêm, bị bướu chèn ép đường đi của dây thần kinh tọa, đái tháo đường… cùng là một nguyên nhân góp phần không nhỏ gây đau thần kinh tọa.

  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng xương khớp:

Các chấn thương như gãy xương thắt lưng hoặc nhiễm trùng, gây viêm cơ xương cũng khiến các dây thần kinh hông bị chèn ép nghiêm trọng, kéo theo những cơn đau thần kinh tọa dai dẳng.

  • Lao động nặng hoặc sai tư thế:

Những người khuân vác vật nặng, tính chất công việc nặng nhọc hoặc phải ngồi thường xuyên với tư thế không đúng cũng khiến cột sống và vùng thắt lưng chịu nhiều tổn thương.

Những người làm nhân viên văn phòng, vũ công, vận động viên, công nhân, bốc vác… thường vận động cột sống quá mức chịu đựng của đĩa đệm, tạo nhiều áp lực lên cột sống gây rách vành thớ đĩa đệm, nhân nhầy chui ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh tọa gây đau cấp và mạn tính.

2. Biểu hiện của đau thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa là một căn bệnh khá phổ biến ở cuộc sống hiện đại ngày nay, thường gặp ở những người làm văn phòng, phải lao động chân tay, hoặc thường gặp ở người ít vận động, người có độ tuổi từ 35 – 60.

Việc điều trị đau thần kinh tọa rất mất thời gian vầ tốn kém tiền bạc, vì thế việc phòng bệnh thông qua những biểu hiện bệnh:

  • Biểu hiện đặc trưng là những cơn đau từ lưng lan dọc xuống phía đùi và hai chân. Có khi là tình trạng đau dọc từ eo xuống tận ngón chân út.
  • Nếu đau dây thần kinh tọa hông thì thường đau phần phía trên đầu gối. Nếu đau dây thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.
  • Cơn đau tăng nhiều khi ngồi, hắt hơi hoặc ho. Bàn chân luôn có cảm giác tê liệt giống như bị kiến bò hoặc kim châm.
  • Cơn đau có khi xuất hiện bất thình lình và kéo dài rất nhiều ngày, thậm chí là mấy tuần lễ, người bệnh thường khó chịu không thoải mái, ăn không ngon miệng và ngủ không yên giấc.

Đau dây thần kinh tọa trường hợp nhẹ thì người bệnh vẫn đi lại và làm việc bình thường. Nếu đau nhiều thì khi chân chạm mạnh xuống đất, ho hoặc hắt hơi mạnh, đi đại tiện… cũng cảm thấy đau buốt. Khiến khả năng năng lao động và chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.

3. Biến chứng của bệnh đau thần kinh tọa

Khi đau dây thần kinh tọa, nếu không được điều trị triệt để sẽ gây ra những biến chứng khá nghiêm trọng:

  • Người bệnh không thể vận động bình thường, chất lượng cuộc sống hay sức khỏe và tinh thần đều bị ảnh hưởng trầm trọng.
  • Triệu chứng đau dây thần kinh tọa cũng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thống dây thần kinh tọa, dẫn đến tê yếu thậm chí teo cơ, liệt chân và mất khả năng vận động.
biến chứng đau thần kinh tọa.
Biến chứng nguy hiểm của đau thần kinh tọa.

II. Giải đáp một số câu hỏi về bệnh đau thần kinh tọa

Khi bệnh nhân có kết quả chẩn đoán bị đau thần kinh tọa, chắc chắn trong đầu sẽ có cả một rừng những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Để có cái nhìn tổng quát nhất, chuyên khoa xương khớp xin tổng hợp một số câu hỏi thường gặp mà độc giả gửi về như sau:

1. Đau thần kinh tọa có quan hệ được không?

Dây thần kinh tọa và cơ quan sinh dục là hai bộ phận đảm nhận chức năng khác nhau và không hề có mối liên hệ gì với nhau, Trên lý thuyết y khoa thì việc sinh hoạt tình dục khi bị đau thần kinh tọa sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.

Song trên thực tế, khi làm “chuyện yêu”, chắn chắn phái mạnh phải cử động và dùng toàn bộ cơ thể đặc biệt là phần thân dưới để di chuyển, điều đó sẽ khiến họ thấy đau đớn.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì bệnh nhân không cần quá lo lắng, chỉ cần lưu ý trong lúc “hành sự” những vấn đề sau đây:

  • Nên nằm trên nệm cứng để đỡ những tác động cho lưng.
  • Vợ nên chủ động chọn những tư thế để chồng không phải vận động quá nhiều các búi cơ.
  • Nên nhờ vợ massage sau mỗi lần quan hệ.

2. Đau thần kinh tọa có đi bộ, tập thể dục được không?

Tập thể dục là phương pháp được khuyến khích nên được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Như đã biết, thần kinh tọa là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển và vận động từ vùng thắt lưng cho tới hai chân. Nên câu hỏi được đặt ra là khi bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không rất hợp lý và có cơ sở. Vấn đề đau thần kinh tọa nên đi bộ không còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh lý, thời gian đi bộ… sao cho phù hợp và đạt hiệu quả.

Khi bệnh chưa tiến triển nặng thì việc đi bộ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với người bị đau thần kinh tọa lâu năm. Thời gian đi bộ hợp lý được khuyến cáo là từ 20 – 30 phút, thời gian này chưa tính thời gian di chuyển trong ngày của người đau thần kinh tọa.

Việc đị bộ trong khoảng thời gian như trên giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, khiến cho cột sống được kéo giãn tối đa, tránh được tình trạng đè nén rễ dây thần kinh ở bên trong đốt sống đúng cách và hợp khoa học.

Theo các chuyên gia về xương khớp và thần kinh, người bệnh nên đi bộ vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối vì không khí rất trong lành, tâm trạng thoải mái hơn, mang lại nhiều lợi ích cho việc chữa bệnh đau thần kinh tọa.

tập thể dục khi đau thần kinh tọa
Khi đau thần kinh tọa nên tập thể dục mức độ vừa phải.

Với những bệnh nhân mắc chứng đau thần kinh tọa có nên đi bộ không thì tốt nhất người bệnh không nên đi bộ quá 1 km. Vì việc di chuyển nhiều gây ảnh hưởng đến cột sống và các chi dưới.

3. Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa nhẹ cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rồi. Những bệnh nhân đã và đang phải chịu đựng cơn đau chắc chắn sẽ hiểu rõ được điều này.

Tuy nhiên, đau thần kinh tọa nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến những nguy hiểm nhất định:

  • Không kiểm soát được việc đi và tiểu tiện và đại tiện.
  • Vẹo và cong cột sống.
  • Mở bàng quang, gây tiểu không tự chủ.
  • Teo cơ chân, cơ đùi, teo mông…
  • Có thể bị bại liệt hoặc tàn phế suốt đời.

Dây thần kinh tọa vốn là dây thần kinh dài và quan trọng nhất của cơ thể. Chính vì thế những hệ lụy mà nó gây ra không thể lường hết được, người bệnh cần quan tâm và chữa trị từ lúc ban đầu trước khi quá muộn

4. Đau dây thần kinh tọa có chữa được không?

Chữa đau dây thần kinh tọa còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, phương pháp chữa trị, ý chí bệnh nhân…

Bệnh nhân cần dùng thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh, đồng thời kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt… nhằm kéo giãn cột sống. Kết hợp các biện pháp với nhau một cách đúng đắn và kiên trì thì bệnh sẽ nhanh chóng điều trị khỏi.

Chỉ trừ trường hợp quá nặng, bệnh nhân có thể nhờ đến sự trợ giúp của phẫu thuật, tuy tốn kém nhưng rất hiệu quả.

=> Một chế độ ăn uống hợp khoa học cũng đóng một vai trò quan trọng giúp nhanh chóng hồi phục. Theo đó, người đau dây thần kinh tọa nên bổ sung những chất sau đây cho cơ thể:

  • Vitamin B6: Thúc đẩy sản sinh hồng cầu, dẫn truyền thần kinh, giảm tình trạng đau thần kinh tọa… Thực phẩm nên ăn là đậu nành, rau bina, hạt óc chó, hạt hướng dương, thịt các loại gia cầm, chuối…
  • Vitamin B9: Giúp tái tạo máu và các tế bào, thúc đẩy sự phát triển của các dây thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả. Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin B9 cao là đậu Hà Lan, bông cải xanh, măng tây, củ cải, nấm, trái cây…
  • Vitamin B12: Giúp phục hồi chức năng hệ thần kinh tọa, làm tan ổ viêm, giảm đau hiệu quả. Vitamin B12 có nhiều trong thịt bò, cá hồi, hải sản (tôm, cua, ghẹ, nghêu…), trứng, sữa, pho mát…
  • Vitamin C: Nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch, chữa lành các tổn thương của dây thần kinh tọa. Trái cây như cam, quýt, cà chua, ổi, dứa, bắp cải… là những thực phẩm rất giàu vitamin C.

Ngoài việc bổ sung những chất dinh dưỡng nói trên, bệnh nhân đau dây thần kinh tọa cần có lối sống khoa học, tập những thói quen tốt và lành mạnh để có thể phòng tránh bệnh bằng những cách sau:

+ Chế độ sinh hoạt hợp khoa học: Cần bỏ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích…; giảm cân khi bạn đang béo phì, tránh tâm lý căng thẳng, stress quá mức, ngủ đúng giờ và đủ giấc…

+ Chú ý tư thế: Bảo đảm tư thế không gây hại cho thắt lưng và hệ thống dây thần kinh tọa khi đứng, ngồi, hay mang vác vật nặng. Nếu công việc mang tính chất ngồi lâu thì nên thường xuyên đứng lên đi lại hoặc làm một số động tác thể dục giữa giờ. Khi nâng vật nặng thì không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người, hãy ngồi xuống và từ từ nâng vật lên.

+ Tập thể dục hợp lý: Tập các môn thể dục và thể thao vừa sức, không chơi với cường độ cao, áp dụng kết hợp các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh cho các cơ và các dây thần kinh cột sống. Tránh các động tác vận động quá mức như: chơi golf, bóng chuyền, quần vợt…

+ Nghỉ ngơi khi đau lưng: Bệnh nhân đau dây thần kinh tọa phải cần nghỉ ngơi tuyệt đối, phải nằm giường cứng để thẳng lưng, tránh nằm võng hay ghế tựa. Tránh người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người…

⇒ Người bệnh nên thấy đi khám ở bác sĩ chuyên khoa nếu có dấu hiệu đau thần kinh tọa, tránh chần chừ, dây dưa để bệnh kéo dài dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Song Lam

Bạn nên biết: Đau thần kinh tọa ăn gì và kiêng gì?

Cập nhật lúc 11:49 - 24/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan