Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa Dễ Gây Nhầm Lẫn nên biết

Đánh giá

Việc nhận biết được các triệu chứng đau dây thần kinh tọa là rất quan trọng, giúp bạn và người thân chủ động trong việc phòng bệnh cũng như sớm chữa bệnh. 

Nói về căn bệnh này, bác sĩ Trần Văn Phong, đã từng làm việc tại bệnh viện Việt Đức cho biết: “Đau thần kinh tọa là một dạng đau lưng có nguyên nhân từ việc dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc tổn thương. Đây là một trong những dây thần kinh lớn và quan trọng nhất trong cơ thể con người, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của phần thân dưới. Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ có dấu hiệu bị đau thành từng cơn ở vùng lưng dưới, lan rộng xuống phần hông, mông và chân”.

triệu chứng đau day thần kinh tọa
Cần nhận biết các triệu chứng đau dây thần kinh tọa để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác.

I. Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa dễ gây nhầm lẫn

Đau thần kinh tọa khi mới khởi phát thường có những dấu hiệu tương tự với các bệnh lý khác liên quan đến vùng quanh cột sống như: đau lưng, viêm khớp cột sống, viêm màng ngoài cứng…và đặc biệt là dễ nhầm lẫn nhất với bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bệnh nào cũng sẽ có những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết. Dưới đây là chi tiết những triệu chứng của đau dây thần kinh tọa qua cảm giác, khi vận động và những biểu hiện ở cột sống mà bệnh nhân không khó để có thể phát hiện sớm.

1. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa qua cảm giác

Nhận biết đau thần kinh tọa qua cảm giác, hay nói cách khác là những cơn đau và vị trí của nó sẽ giúp người bệnh nhận biết được đúng bệnh một cách dễ dàng mà không sợ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến cột sống khác.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
nhận biết đau dây thần kinh tọa từ cảm giác
Dấu hiệu đầu tiên của đau dây thần kinh tọa là cảm giác đau.
  • Khi dây thần kinh hông bị chèn ép, người bệnh sẽ có cảm giác những cơn đau ngắt quãng ở một bên hông, cơn đau sẽ chạy từ lưng xuống đùi đến gót chân hoặc chạy ngược lên.
  • Người bệnh cũng có thể phân biệt được mình bị đau ở dây thần kinh trên hay dưới thông qua vị trí của những cơn đau. Nếu cảm thấy đau ở phía trên đầu gối thì là đau thần kinh tọa trên, còn đau từ phần hông xuống mắt cá chân thì là đau thần kinh tọa dưới.
  • Một triệu chứng đau dây thần kinh tọa dễ thấy là bệnh nhân sẽ bị đau nhói ở lưng khi hắt hơi, ho hay cười. Những cơn đau nhói còn xuất hiện ở giữa cột sống hoặc lệch sang một bên, đau hơn khi vùng hông gặp chấn động nhẹ như vấp ở gà khi đang chạy xe.
  • Khi đã bị đau thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ bị đau từ phần dưới đùi di chuyển lên rễ dây thần kinh L5 và S1. Điều đó có nghĩa là những cơn đau sẽ chạy từ dọc theo phần eo, cẳng chân và ngón chân út.

2. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa khi vận động

“Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến mọi sự vận động của con người. Khi dây thần kinh này gặp vấn đề, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại trong sinh hoạt thường ngày” (dẫn theo lời bác sĩ Phong).

Đau khi vận động là triệu chứng của đau dây thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa bị tổn thương khiến bệnh nhân đau khi hoạt động cơ thể.
  • Những cơn đau trong vận động nhẹ nhàng thường ngày là một triệu chứng đặc trưng nữa của bệnh đau dây thần kinh tọa. Khi di chuyển, đứng lên ngồi xuống, nghiêng người, cúi người v.v…thì cảm giác đau nhói do đau dây thần kinh tọa sẽ tăng lên đáng kể đối với người mắc phải.
  • Không những hạn chế vận động, đau dây thần kinh tọa sẽ dẫn đến hiện tượng nhão cơ, làm cho một bên mông của người bệnh xệ hơn nhiều so với bên không bị, gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong đi lại.
  • Rễ dây thần kinh L5 bị tổn thương sẽ khiến cơ bị yếu. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân sẽ khó co duỗi ngón chân, cẳng chân trước, thậm chí không đứng bằng gót được, bàn chân cũng sẽ không giữ được quai dép. Bên cạnh đó, rễ dây thần kinh S1 bị tổn thương sẽ khiến người mắc bệnh không thể đứng được bằng ngón chân.
  • Cũng chính vì gặp khó khăn lớn trong hoạt động đi lại cũng như đứng thẳng, đau dây thần kinh tọa lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng teo chân, tep đùi. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh còn nhẹ, những cơn đau chưa đến mức dữ dội thì bệnh nhân vẫn có thể đi lại nhưng chú ý hạn chế vì khi vận động nhiều sẽ khiến bệnh trở nặng.

3. Các dấu hiệu đau thần kinh tọa ở cột sống

Bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ khiến cột sống bị co cứng lại, giới hạn sự vận động của cột sống và có thể dẫn đến cong vẹo cột sống. Hơn nữa, cơ thể con người có những phản ứng tự nhiên để làm dịu những cơn đau. Do đó mà bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa thường hay đứng nghiêng, đứng vẹo người sang hẳn một bên vì làm vậy những cơn đau sẽ bớt đi phần nào.

cột sống bị vẹo do đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa có thể làm cột sống bị cong, vẹo.

II. Điều cần làm khi có dấu hiệu bị đau dây thần kinh tọa

Khi đã nhận biết được những dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh tọa và hiểu được hậu quả của nó, ắt hẳn nhiều người sẽ tự hỏi mình nên làm gì để đối phó với căn bệnh này. Dưới đây là những điều cần làm:

  • Đau dây thần kinh tọa là một bệnh dễ tái phát, gây mất tự tin, đau đớn và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống thường ngày của người mắc bệnh. Vì vậy, cần phải có những biện pháp ngăn ngừa bệnh, chống tái phát cũng như hỗ trợ điều trị.
  • Người chưa bị đau thần kinh tọa lưu ý ngồi, đi đúng tư thế cho cột sống luôn thẳng. Hạn chế ngồi quá lâu, mang vác vật nặng hoặc vận động quá mức. Hơn nữa, điều quan trọng là tránh những chấn thương do ngã dập mông xuống đất, kiểu ngã này sẽ làm tổn thương các dây thần kinh hông gây đau thần kinh tọa.
  • Khi những triệu chứng đau thần kinh tọa bắt đầu xuất hiện ở cơ thể, nếu vẫn có thể đi đứng hoạt động bình thường thì người bệnh cũng đừng quá lo lắng. Điều cần làm lúc này là điều chỉnh dáng đi đứng cho đúng cách, luyện tập thể thao nhẹ nhàng, kết hợp với ăn uống đủ chất, sinh hoạt khoa học.
  • Người bị đau thần kinh tọa không nên nằm những chiếc nệm quá dày, quá mềm, nệm lò xo vì sẽ dể gây cong vẹo cột sống hơn. Hơn nữa, trong quá trình điều trị cần thiết không để bản thân mắc thêm các chứng thừa cân, tiểu đường vì như vậy sẽ khó hết đau thần kinh tọa hơn.
  • Tuy nhiên, nếu các cơn đau kéo dài, kèm theo sự khó khăn trong vận động thì tốt nhất người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể, tránh những trường hợp bệnh trở nặng sẽ rất khó cho việc phục hồi chức năng cột sống.

Như vậy, mặc dù có những tương tự với các bệnh liên quan đến cột sống (do một nguyên nhân khác của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng) nhưng căn bệnh này vẫn có nhiều đặc trưng để người bệnh dễ phân biệt. Việc nhận biết các triệu chứng đau dây thần kinh tọa là một điều vô cùng cần thiết trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh vì đau thần kinh tọa có khả năng tái phát rất cao.

Biên soạn: Thư Nguyễn

Tham khảo thêm: Phương pháp châm cứu chữa đau dây thần kinh tọa

Cập nhật lúc 09:19 - 13/06/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan