3 bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây cỏ xước dân gian lưu truyền

Theo dòng chảy lịch sử, chữa bệnh xương khớp từ cây cỏ xước là một trong những bài thuốc được lưu giữ từ những bí phương của Y học cổ truyền, vừa tiếp thu tinh hoa của Đông y Trung Quốc, vừa ứng dụng đặc tính của các loại thảo dược nước ta cho phù hợp với cơ địa người bản xứ.

Đau nhức xương khớp là một trong những triệu chứng làm cho bệnh nhân khó chịu, đi đứng bất tiện và vận động khó khăn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và công việc của người bệnh. Chuyên khoa Xương khớp xin giới thiệu một số bài thuốc từ cây cỏ xước giúp đẩy lui triệu chứng này qua bài viết dưới đây:

I. Hiệu quả từ việc chữa bệnh xương khớp từ cây cỏ xước

Ngày nay, thay vì dùng Tây y chữa các chứng đau nhức xương khớp, khá nhiều người lại chọn Y học cổ truyền vì tính an toàn mà phương pháp này đem lại.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền từ ngàn xưa, những bệnh lý về đau nhức khớp xương thường có các biểu hiện như sưng, nóng, tê mỏi ở các khớp xương. Đông y cho rằng, cơ thể lúc này không đầy đủ miễn dịch khiến các yếu tố xâm phạm làm cho khí huyết bị tắc nghẽn, gây tình trạng sưng đau ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.

Chính vì những quan điểm trên, Đông y đều hướng tới lưu thông khí huyết bằng các loại thảo dược quanh nhà nhằm lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đẩy lui tà khí ra ngoài, bồi bổ can thận chống bệnh tái phát, nhằm hồi phục chức năng bình thường của khớp xương.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
chữa đau xương khớp bằng cỏ xước.
Cỏ xước được khuyến khích điều trị đau xương khớp.

Theo “Việt Nam tạp lục y thư” có viết lại một công dụng chữa tình trạng đau nhức xương khớp của một loại cỏ mọc hoang như sau:

Ở vùng núi Lĩnh Nam xưa, có một người tiều phu sống bằng nghề đốn củi mưu sinh và nuôi một mẹ già. Trong một lần lên nuối kiếm củi để độ nhật như mọi ngày, ông bỗng thấy một chuyện kỳ lạ. Hai con sói tranh nhau xác một con hươu nên lao vào cắn xé lẫn nhau khá to. Cuối cùng phần thắng thuộc về một con sói chột mắt lông đen tuyền, con còn lại thì tử trận đương trường.

Tuy nhiên, con chó sói chiến thắng cũng gặp tình trạng “giết địch một ngàn, hại thân tám trăm”. Nó bị con sói kia lừa thế cắn vào chân sau một phát khiến chân phải đi khập khiễng và khó bề tha mồi về hang. Ông thợ đốn củi tính ra giết con sói để được chiến lợi phẩm là ba con thú.

Nhưng một chuyện bất ngờ bỗng diễn ra, con sói thắng cuộc lê lết đến bãi cỏ gần đấy, nhai lấy nhai để một nắm cỏ và nhè vào vết thương. Khoảng độ 1 canh giờ sao thì nó bỗng đứng dậy và đi lại bình thường, rồi nó lại còn tha được xác con hươu đi về.

Thấy lạ, ông bèn hái loại cỏ đó về nhà, sắc lên uống thử. Thì sáng hôm sau ông thấy chứng đau nhức quanh năm ở hai cổ tay do đốn củi thường xuyên của mình thuyên giảm hẳn. Ông có sắc thuốc cho mẹ ông uống thì bà cũng hết hẳn chứng đau nhức.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người bắt chước ông tiều phu tìm loại cỏ đó để chữa chứng đau nhức. Dần dần người dân đặt cho nó cái tên là cỏ xước.

Ngày nay, cỏ xước đã quá quen thuộc và được xem là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả. được biết và sử dụng khá rộng rãi:

Cỏ xước thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae), còn được biết đến với tên gọi khác là Ngưu tất nam, Hà ngù… Đây là một loài thực vật mọc hoang ở khắp nơi, người dân vùng nông thôn thường hái rễ củ  cỏ xước phơi khô để chữa nhiều bệnh.

Trong Đông y, cỏ xước có vị đắng, hơi chua, tính ôn bình có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu huyết, bổ gan thận, tăng cường mạnh gân cốt, thường dùng để chữa cao huyết áp, đánh tan máu bầm và hiệu quả trong việc chữa nhiều bệnh xương khớp.

II. 3 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cây cỏ xước

Theo các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra, rễ của cây cỏ xước chứa 2 thành phần khá quan trọng là achyranthine alkaloids và saponin giúp hạ huyết áp, giãn các mạch máu, và chống viêm giảm đau tình trạng xương khớp khá hiệu quả.

Sau đây, Chuyên khoa Xương khớp xin giới thiệu 3 bài thuốc chữa đau nhức từ cây cỏ xước để độc giả cùng tham khảo:

1. Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa thoái hóa cột sống

Có thể dùng cả lá, thân và rể có xước để làm thuốc. Dùng 300g cỏ xước phơi khô và 100g cỏ xước tươi và rửa sạch một lượng nhất định rồi tiến hành điều chế thuốc.

Cách thực hiện:

  • Cỏ xước tươi đem rửa sạch rồi cho vào cối  giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp bên ngoài chỗ đau từ 15 – 20 phút.
  • 300g cỏ xước đem phơi khô thì cho vào nồi và nấu cho sôi cùng với 500ml nước, sau đó để vơi một nửa lượng thuốc thì chắt ra uống.
  • Ngày uống từ 1 – 2 lần tùy theo mức độ của người bệnh. Vị thuốc hơi đắng nên người bệnh có thể thêm nửa thìa mật ong  vào để uống dễ hơn.

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng cây cỏ xước này giúp bệnh nhân đẩy lùi hiệu quả những cơn đau nhức xương khớp, giúp tần suất của các cơn đau giảm dần, thời gian đau cũng ít hơn mà không dữ dội và dai dẳng như trước kia nữa.

2. Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa thoát vị đĩa đệm:

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ của đĩa đệm bị rách ra, khiến cho lớp nhân thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh gây ra những cơn đau nhức dữ dội.

chữa thoát vị đĩa đệm bằng cỏ xước
Cỏ xước hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm mang hiệu quả khá cao.

Sau đây, là 2 bài thuốc uống và thuốc đắp từ cỏ xước hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả:

Thuốc uống:

  • Cỏ xước 30g
  • Cây chìa vôi 30g
  • Cỏ ngươi 30g
  • Tầm gửi 30g
  • Dền gai 30g
  • Lá lốt 30g .

Tất cả các vị thuốc đem phơi khô, sao vàng rồi nấu với 800ml nước còn 400ml để dùng uống thay nước trong ngày.

Thuốc đắp: Dùng cây cỏ xước và cây chìa vôi trộn với muối đã rang qua lửa nhỏ rồi cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp thuốc vào túi vải mỏng đắp lên vùng đau nhức sẽ đẩy lùi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

3. Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa viêm khớp dạng thấp:

Các chứng sưng khớp, tê đau do viêm khớp dạng thấp cũng được chữa trị khá hiệu quả nhờ cỏ xước, đi kèm theo đó là một số dược thảo chữa đau nhức xương khớp hiệu quả:

  • Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g: Giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp, nhất là chứng viêm khớp dạng thấp.
  • Tang ký sinh 16g: Mạnh gân cốt, bổ thận, chữa ứ tắc phong thấp, đau lưng dưới.
  • Độc hoạt 12g: Giúp giảm đau, an thần, kháng viêm và co thắt cơ.
  • Tục đoạn 12g: Bổ huyết, mạnh gân cốt, chủ trị chứng đau lưng, chân yếu, gãy xương, bong gân, sái gân…
  • Dây đau xương 16g: Theo Đông y, dây đau xương có vị đắng, tính mát, chuyên chữa chứng tê bại, xương khớp đau nhức, chân tay co rút…
  • Đương quy 12g: Hoạt huyết, lưu thông máu, giảm đau, chống viêm
  • Bạch thược 12g: Có tác dụng dưỡng huyết, hòa can bổ thận, chữa đau nhức ở sụn khớp.
  • Đảng sâm 12g: Chống mệt mỏi, tăng cường các hoạt huyết khắng viêm, khôi phục sức khỏe.
  • Tần giao 12g: Chữa chứng phong thấp mạnh gân cường cốt, giảm đau, an thần.
  • Quế chi 8g: Thuốc có tác dụng lên trung khu thần kinh, làm giãn mạch.
  • Thục địa 12g: Mát huyết, bổ thận, cường tráng, kháng viêm.
  • Xuyên khung 8g: Chữa đau nhức, khu phong, hành khí, hoạt huyết, chữa đau nhức khớp, co rút các cơ.
  • Cam thảo 6g: Có tác dụng giải độc, ức chế hệ thần kinh trung ương, chống co thắt cơ bắp, giảm đau, kích thích sản sinh nội tiết tố kháng viêm.
  • Tế tân 6g: Gây tê, chữa đau nhức, an thần, giảm đau khớp…

Sắc tất cả các vị thuốc vào cùng một nồi rồi nấu sôi chung với 500ml nước. Đợi đến khi thuốc sắc còn 200ml thì bắc xuống.

Chia thuốc ra uống ngày 3 lần, dùng thuốc liên tục trong nửa tháng – 20 ngày sẽ có hiệu quả bất ngờ.

⇒ Các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây cỏ xước rất lành tính, an toàn và dễ thực hiện nên người bị đau nhức xương khớp có thể áp dụng dùng lâu dài.

Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tham vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh và đánh bay bệnh tật!

Song Lam

Cần đọc thêm: Phòng ngừa và điều trị bệnh xương khớp với Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn

Cập nhật lúc 14:22 - 02/11/2021

Ý kiến độc giả ()

  1. truong quy cuong says: Trả lời

    cho minh hinh anh cay co nguoi voi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan