Khi bị phong thấp muốn nhanh hết thì nên chú ý các điều này

Bệnh phong thấp là căn bệnh kinh niên gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vì vậy việc biết được những chú ý khi bị phong thấp là điều cực kì quan trọng. Người bệnh có thể tự mình giảm bớt đau đớn và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị với những chú ý sau:

chú ý khi bị phong thấp
Có những điểm cần chú ý khi bị phong thấp mà bệnh nhân cần biết

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp không giới hạn độ tuổi, giới tính. Bất kì ai, từ già đến trẻ đều có nguy cơ là “nạn nhân” của bệnh xương khớp. Biết được các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bệnh nhân thêm hiểu rõ và có phòng bị với bệnh mạn tính này.

Do di truyền hoặc bẩm sinh: chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng không phải quá hiếm, bệnh phong thấp có thể xảy ra với các bệnh nhân gặp vấn đề cấu trúc xương. Tuy nhiên các biểu hiện ban đầu thường không rõ rệt, chỉ thể hiện ở những khuyết tật xương khớp bên trong lẫn bên ngoài so với người bình thường. Ngoài ra, gen di truyền cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng gây ra bệnh phong thấp ở những đứa trẻ có người thân mắc bệnh.

Thời tiết, khí hậu: là nguyên nhân phổ biến nhất, môi trường bên ngoài luôn tạo thành ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Đặc biệt, với bệnh phong thấp, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể tạo thành những tổn thương đến xương khớp, thậm chí dẫn đến bệnh phong tê thấp.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Biến chứng bệnh lý: bệnh phong thấp được phát hiện là hậu di chứng của các nhóm bệnh khác như: sốt phát ban, chứng tai-mũi-họng, sốt siêu vi, viêm tim,…

Một số lí do khác: tuổi tác, lão hóa, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… cũng có thể là “kẻ thù” gây ra bệnh phong thấp.

Những hiểm nguy có thể xảy ra với bệnh nhân bị phong thấp

Bất kì căn bệnh nào cũng sẽ tạo thành những tác hại xấu đến sức khỏe và chức năng của cơ thể. Bệnh phong thấp cũng không phải là ngoại lệ. Nó cũng kèm theo những biến chứng và tiềm tàng những nguy hại

Giảm khả năng vận động : những cơn đau kéo dài dai dẳng tại khớp xương sẽ khiến việc sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân gặp khó khăn. Việc di chuyển sẽ bất tiện hơn, chậm chạp hơn và kèm theo là cảm giác buốt sưng tại vùng khớp.

Bại liệt: về lâu dài, biến chứng của phong thấp chính là bại liệt. Khi các cơ khớp bị tổn thương, xói mòn vĩnh viễn không thể phục hồi, chức năng cơ thể ở khu vực đó tất yếu mất đi khả năng hoạt động, dẫn đến bại liệt.

Biến chứng bệnh: phong thấp sẽ dẫn đến viêm cơ tim, suy tim, viêm thận, ảnh hưởng thần kinh dựa trên các mức độ: nhẹ, trung bình, nặng.

chú ý khi bị phong thấp
Phong thấp gây ra đau đớn và nhiều bất tiện trong cuộc sống

Ảnh hưởng cuộc sống: với các triệu chứng như phong thấp ra mồ hôi tay chân, phong thấp sợ gió, sợ lạnh,… đều tạo thành ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày, dẫn đến tâm lí áp lực, tự ti. Sức khỏe người bệnh giảm sút, thậm chí là suy nhược, mỏi mệt khiến bệnh thêm trầm trọng.

Tử vong: phong thấp sẽ dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não,… Nếu không cấp cứu kịp thời hoặc phát hiện muộn, người bệnh có thể phải đối mặt với tử vong.

Khi bị phong thấp cần chú ý những điều gì?

Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn thân, những người bị phong thấp cần chú ý những điều căn bản về sinh hoạt, ăn uống và khám chữa bệnh.

Chế độ ăn uống dành cho người bị phong thấp

Ông bà ta có câu: “Ăn không phải để no mà còn để lo sức khỏe”. Đặc biệt với căn bệnh phong thấp, chuyện ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đế quá trình điều trị cũng như sức khỏe bệnh nhân.

Nhóm thực phẩm dành cho người bị phong thấp.

  • Thực phẩm giàu canxi: trứng, sữa, phô mát ít béo, đậu nành, súp lơ xanh,…
  • Thực phẩm giàu các loại vitamin: A, K, B1, B2, C, D:  trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng, …
  • Thực phẩm chứa khoáng: cá hồi, bơ, dầu olive, nước lọc, …

Người bị phong thấp cần hạn chế :

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ đóng hộp
  • Thực phẩm nhiều tinh bột
  • Thực phẩm nhiều gia vị, đặc biệt là đường và muối
  • Thực phẩm có cồn, chất kích thích

Chế độ sinh hoạt với người bị phong thấp

Bởi những cơn đau luôn cản trở người bệnh “tận hưởng” cuộc sống hàng ngày. Việc nghỉ ngơi sinh hoạt cũng góp phần giảm bớt những khó khăn bất tiện và phục hồi chức năng cơ thể tốt hơn.

  • Cần ngủ đúng giấc, đủ giờ, không thức quá muộn để các chức năng của cơ thể được nghỉ ngơi, hoạt động ở mức đúng nhất.
  • Không để tâm trạng quá buồn bực, cáu giận hoặc căng thẳng, áp lực.
  • Rèn luyện, vận động nhẹ nhàng 30-60 phút mỗi ngày. Các bộ môn thể thao được kiến nghị dành cho người bị phong thấp: yoga, thiền, đi bộ, tập dưỡng sinh, bơi lội,…
  • Tránh hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao quá nhiều giờ trong ngày.
  • Giữ ấm cơ thể, nên dùng dầu xoa bóp để massage hằng ngày hoặc ngâm chân với nước ấm để giảm bớt đau nhức.
  • Không tắm nước lạnh.
  • Không mang vác vật nặng, không leo trèo hoặc chạy nhảy quá mạnh, quá nhanh,…
chú ý khi bị phong thấp
Một lớp học yoga hoặc thiền sẽ rất phù hợp cho người bị phong thấp

Khám và chữa bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp sẽ không “tự nhiên khỏi” mà cần đến sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ. Vì vậy việc thăm khám và theo dõi bệnh lý là điều rất quan trọng không được bỏ qua. Người bệnh khi có các dấu hiệu phong thấp, cần lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và làm các xét nghiệm.

Đồng thời, tái khám đúng hẹn và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ là việc cần thiết để tình trạng bệnh ổn định hơn. Tốt hơn hết, bạn nên khám tổng quát mỗi 6 tháng/năm/lần để phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể.

Bệnh vẫn có khả năng tái phát nếu chủ quan hoặc trở nặng khi điều trị sai cách, không tiếp nhận điều trị và để lại những biến chứng như đã nói. Lưu ý rằng dù là điều trị bệnh phong thấp bằng các biện pháp từ Tây y, Đông y nào cũng cần kiên trì và bền bỉ. Nên kết hợp cả yếu tố sinh hoạt và ăn uống để rút ngắn thời gian và giúp chức năng cơ thể phục hồi tốt hơn.

Với những thông tin dành cho người bị phong thấp cần chú ý trên đây, hi vọng quá trình điều trị bệnh của bạn sẽ thành công và nhanh chóng.

Cập nhật lúc 19:08 - 17/01/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan