Cẩn thận với chứng đau khớp gối ở trẻ em

Khi trẻ vận động, chơi thể thao với cường độ cao hoặc bị chấn thương liên tục rất dễ gặp phải tình trạng đau đầu gối. Chứng đau khớp gối này còn được gọi là bệnh Osgood – Schlatter hay viêm xương sụn vô khuẩn lồi củ chày ở gối khiến trẻ bị đau và hạn chế vận động đầu gối.

Cẩn thận với chứng đau khớp gối ở trẻ em

Ở độ tuổi đang phát triển, hệ xương khớp của trẻ mới vừa được hình thành từ sụn tiếp hợp nằm ở đầu xương. Nếu cùng chịu một lực tác động tương đương, tuy xương không bị tổn thương nhưng sụn khớp lại không được chắc khỏe bằng xương dễ bị sưng và gây đau nhức.

can-voi-chung-dau-khop-goi-o-tre-em-1

Khi trẻ vận động, chơi thể thao với cường độ cao hoặc bị chấn thương liên tục rất dễ gặp phải tình trạng đau đầu gối. Hoạt động chạy nhảy, gập gối hay chơi bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, thể dục dụng cụ có thể khiến sụn bám ở gân cơ tứ đầu dễ bị tổn thương, cơ tứ đầu đùi thường xuyên bị co kéo và tác động lên gân xương bánh chè. Nếu xương bánh chè bị kéo rút hoặc nặng hơn là bóc tách khỏi vùng bám dính ở lồi củ xương chày sẽ dẫn đến sưng đau.

Chứng đau khớp gối này còn được gọi là bệnh Osgood – Schlatter hay viêm xương sụn vô khuẩn lồi củ chày ở gối. Bệnh hình thành do sụn tăng trưởng vùng lồi củ xương chày, nằm ngay dưới xương bánh chè bị tổn thương khi trẻ vận động khớp gối quá mức, dẫn đến phì đại lồi củ trước xương chày.

Trẻ bị Osgood-Schlatter thường có biểu hiện đau ở đầu gối, đau tăng khi vận động chạy nhảy, nhưng giảm bớt khi nghỉ ngơi. Có thể quan sát thấy dấu hiệu sưng đỏ ở lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Tùy theo tổn thương mà trẻ có thể bị đau nhẹ nếu tổn thương lần đầu hoặc đau liên tục nếu tổn thương nặng và thường tái phát. Cơn đau có thể kéo dài từ nhiều tuần, nhiều tháng cho đến khi trẻ trưởng thành hoặc tái phát khi trẻ vận động hay luyện tập. Đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai gối. Nếu chụp Xquang sẽ thấy tổn thương đến gân và xương.

Làm gì khi trẻ bị đau khớp gối?

Nếu trẻ bị đau khớp gối, cha mẹ nên giảm đau và sưng viêm cho trẻ bằng cách:

  • Nghỉ ngơi, hạn chế quỳ gối, chạy, nhảy, vận động khớp gối quá mức.
  • Chườm đá lạnh lên vùng khớp bị tổn thương để giảm sưng đau.
  • Chăm sóc vùng chung quanh gối như tập gấp duỗi cơ tứ đầu đùi.
  • Khi trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao thì băng một miếng đệm trên vùng đau đầu gối để bảo vệ khớp gối.
  • Giảm sức ép hay lực tác động mạnh lên khớp gối bằng cách đeo đai bảo vệ gân xương bánh chè để giảm co kéo lên vùng gân bám dính với xương chày.

can-voi-chung-dau-khop-goi-o-tre-em-2

Trong trường hợp trẻ bị đau nhiều:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh thực hiện các động tác ảnh hưởng đến khớp gối cho đến khi hết đau.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đam, chống viêm không steroid như paracetamol, analgin, aspirin, ibuprofen,…
  • Cho trẻ sử dụng nạng từ 2-3 tháng, đến khi khớp gối hết đau hẳn hoặc cố định khớp gối trong khung nhựa 6-8 tuần trong trường hơp đau nặng kéo dài.
  • Cho trẻ tập các bài tập thư giãn cơ tứ đầu đùi, gân khoeo và cơ bắp chân để giảm sưng đau ở vùng củ lồi xương chày. Trước khi tập luyện, cần đảm bảo khởi động tốt và thư giãn cơ vùng đầu gối sau khi kết thúc quá trình tập luyện.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Cập nhật lúc 10:10 - 17/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan