Cần lưu ý với 5 bệnh xương khớp thường gặp ở tuổi dậy thì

Trong độ tuổi dậy thì, hệ xương khớp của trẻ phát triển nhanh có thể khiến trẻ gặp phải một số rối loạn về cơ xương khá nghiêm trọng… Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý với 5 bệnh xương khớp thường gặp ở tuổi dậy thì dưới đây để nhận biết kịp thời nếu con mình chẳng may gặp phải.

5 bệnh xương khớp thường gặp ở tuổi dậy thì

1/Đau lưng 

Triệu chứng đau lưng có thể là đau lưng cơ năng hoặc đau cột sống do một số bệnh lý liên quan. Đau lưng có thể xảy ra do sai tư thế trong sinh hoạt, ngồi lâu hay khom lưng cúi người thường xuyên, thay đổi tư thế đột ngột, làm việc nặng, tập luyện quá sức…Trong trưỡng hợp này, chỉ cần sử dụng dầu nóng hay cao dán, nghỉ ngơi hợp lý thìu cơn đau sẽ tự động thuyên giảm.

can-luu-y-voi-5-benh-xuong-khop-thuong-gap-o-tuoi-day-thi-1

Nếu là bệnh lý về cột sống thì trong giai đoạn này, trẻ có thể gặp phải bệnh vẹo cột sống vô căn. Nếu đau lưng kéo dài dai dẳng thì nguy cơ mắc bệnh về xương, khớp, đĩa đệm, tủy, gân, cơ hay bệnh về động mạch, bệnh thận, bệnh vôi hóa cột sống, ung thư…là rất cao.

2/Đau tăng trưởng

Nhiều trẻ sẽ cảm thấy đau chân mà không xác định rõ vị trí, đau về ban đêm trong khi ban ngày thì bình thường. Triệu chứng đau chân chỉ xuất hiện trong vài ngày rồi chấm dứt nhưng sau đó lại tái phát. Tình trạng này xảy ra là do quá trình đau tăng trưởng, đau có thể thoáng qua, hơi khó chịu nhưng cũng có thể dữ dội, không chịu nổi. Đau tăng trưởng có thể xuất hiện ở trẻ trên 3 tuổi và kéo dài đến khi dậy thì. Để được chẩn đoán chính xác cơn đau này không phải là do các bệnh lý khác, cha mẹ cần đưa con đi khám nếu thấy trẻ đau chân, đi đứng khập khiễng hoặc kèm theo sốt nhé.

3/Đau khớp gối 

Những trẻ vận động thể thao với cường độ cao thường rất hay bị đau đầu gối. Nguyên nhân là do phần đầu trên xương bánh chày ở trẻ còn nhiều sụn nên không được chắc chắn, nếu vận động liên tục với cường độ cao  sẽ khiến phần sụn chỗ bám của gân cơ tứ đầu đùi dễ bị tổn thương và gây đau đầu gối. Tuy nhiên, ở một số trẻ không hoạt động thể thao hay bi chấn thương mà vẫn bị đau đầu gối không rõ nguyên do.

can-luu-y-voi-5-benh-xuong-khop-thuong-gap-o-tuoi-day-thi-2

Ngoài ra, không loại trừ nguy cơ trẻ bị đau đầu gối là do bệnh Osgood – Schlatter, còn gọi là viêm xương sụn vô khuẩn lồi củ chày ở gối. Bệnh này hình thành do sụn tăng trưởng vùng lồi củ xương chày bị kích thích khi trẻ vận động đầu gối, khiến cốt hóa xương sụn quá mức và dẫn đến phì đại lồi củ trước xương chày, từ đó gây đau nhức tại khớp gối.

4/Viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường có biểu hiện đau cứng khớp, sưng và ửng đỏ. Bệnh này thường hình thành trong vài năm, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể kéo dài qua tuổi trưởng thành và để lại di chứng nặng nề như thoái hóa cứng các khớp ngón tay và bàn tay. Điều trị bằng thuốc kháng viêm loại mạnh, thuốc ức chế miễn dịch và tập vật lý trị liệu ở giai đoạn đầu có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh.

5/Viêm xương sụn vô khuẩn gót chân

vi-sao-ban-bi-dau-got-chan-2

Viêm xương sụn vô khuẩn gót chân ở trẻ trong độ tuổi dậy khiến trẻ xuất hiện triệu chứng đau gót chân. Trong giai đoạn dậy thì, xương khớp của trẻ tăng trưởng nhanh trong khi gân cơ, dây chằng không phát triển theo kịp. Nếu trẻ vận động nhiều, hệ thống gân cơ dây chằng ở vùng xương gót chân sẽ tạo áp lực lên xương sụn gót chân và khiến xương này bị tổn thương và dẫn đến viêm đau.

Ngoài 5 căn bệnh trên đây, trẻ ở độ tuổi dậy thì còn có thể gặp phải chứng bàn chân bẹt, trượt chỏm xương đùi, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, bán trật khớp chè đùi,….

Để phòng ngừa các bệnh xương khớp ở tuổi dậy thì, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ và điều chỉnh hợp lý, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết tốt cho sự phát triển của hệ cơ xương khớp như canxi và vitamin D. Tư vấn và lựa chọn cho trẻ những môn thể thao phù hợp với độ tuổi, tránh vận động quá sức, vận động với cường độ cao, nên tập luyện với cường độ thích hợp để cơ thể thích nghi dần. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất ổn trong xương khớp, cần nghỉ ngơi và điều chỉnh cường độ luyện tập hoặc đi khám nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Cập nhật lúc 19:55 - 10/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan