Cách chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu

Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu không chỉ là một bài thuốc kinh nghiệm được truyền miệng trong dân gian, mà còn được nhiều người công nhận vì mức độ hiệu quả cao. 

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Theo thống kê mới đây tại Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng – một triệu chứng thường thấy của thoát vị đĩa đệm. Bệnh diễn biến phức tạp, gây đau đớn, bất tiện rất lớn cho người bệnh.

Y học phát triển đồng nghĩa với việc sản sinh ra rất nhiều cách khác nhau chữa trị thoát vị đĩa đệm. Nhưng không ít bệnh nhân vẫn tin dùng các phương thức chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu – một loại cỏ dại có sẵn quanh nhà. Loại cỏ này được “thoát kiếp” cỏ dại từ khi con người nhận ra nó có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị và làm giảm các cơn đau từ bệnh thoát vị đĩa đệm.

ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Cây ngải cứu có công dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu và công dụng của ngải cứu

Ngải cứu (thuốc cứu, ngải diệp) là một loại cây lâu năm, dễ trồng, thuộc họ Cúc. Lá cây mọc so le, mặt trên lá có màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung có màu trắng. Cây ngải cứu còn có tên khoa học là Artemisia vulgaris. Trong lá ngải cứu có chứa tinh dầu, các flavonoid, giàu acid amin.

Ngải cứu có vị khá đắng nhưng mùi thơm dễ chịu, tính ấm như gừng. Vì vậy cây ngải cứu được xem như một vi thuốc và được sử dụng lâu đời trong Đông y để cầm máu, giảm đau nhức, sát trùng, điều hòa khí huyết, trị đau bụng lạnh, lợi tiểu.

Theo các nhà nghiên cứu thì các acid amin andenin, cholin trong ngải cứu có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, thần kinh như đau đầu, đau thần kinh tọa và hơn hết là thoát vị đĩa đệm – một chứng bệnh mà cứ 10 người ở Việt Nam thì có 3 người mắc phải. Bệnh khó trị, gây hậu quả lâu dài. Bên cạnh ngải cứu, các bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm khác cũng khá hiệu quả và được nhiều người tin dùng.

công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu
Cây ngải cứu là một vị thuốc được lưu truyền trong dân gian

Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu

Cây ngài cứu dễ phát triển và có tác dụng chữa nhiều bệnh, vậy nên trong dân gian đã lưu truyền không biết bao nhiêu là bài thuốc về loại thảo mộc vị đắng chát nhưng vô cùng hữu ích này. Một số bài thuốc làm giảm triệu chứng của thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu cho đến nay vẫn còn được nhiều người sử dụng, bởi tính hiệu quả của nó.

1/ Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu và mật ong

Mật ong nổi tiếng là một “thần dược”. Với hai loại đường tự nhiên là fructose và glucose trong mật ong, các cơ gặp vấn đề sẽ được xoa dịu đáng kể.

Chia sẻ từ người bệnh:

Chị Nguyễn Xuân An, sinh năm 1975, hiện đang làm nhân viên tạp vụ tại đường An Dương Vương, quận 5. Chị đã chia sẻ với chúng tôi về quá trình chiến đấu với căn bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:

“Tôi bị thoát vị đĩa đệm đã hơn 1 năm nay, chạy chữa khắp nơi mà bệnh không khỏi khiến tôi gặp rất nhiều trở ngại trong công việc. Có lần tôi được người bạn chỉ cho phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu và mật ong, tôi đã thử. Sau 3 tháng kiên trì uống nước ngải cứu mật ong, những cơn đau của tôi đã thuyên giảm đi rất nhiều.”

nước ngải cứu và mật ong chữa thoát vị đĩa đệm
Uống ngải cứu pha với mật ong đúng liều sẽ làm giảm các cơn đau thoát vị đĩa đệm

Thành phần:

  • 300g lá ngải cứu
  • 2-3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất

Hướng dẫn:

  • Ngải cứu rửa sạch, bỏ phần hư, già và giã nhuyễn.
  • Dùng khăn mùng hoặc ray lọc lấy nước cốt.
  • Cho mật ong nguyên chất vào nước cốt ngải cứu, khuấy đều.
  • Uống 1 ly nhỏ vào mỗi buổi trưa và chiều.
  • Thực hiện từ 2-3 tuần, các cơn đau ở vùng bị thoát vị đĩa đệm sẽ giảm đáng kể.

2/ Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu và muối hạt

Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu có thể nói là phổ biến nhất vì đơn giản và đạt hiệu quả cao. Muối hạt có tính sát trùng cao, khi làm nóng lên, muối hạt có thể giảm sưng, trị đau.

Chia sẻ từ người bệnh

Bà Trương Thị Nhi, 50 tuổi, ngụ tại xã Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho hay:

“Tình cờ biết được bài thuốc đắp trị thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và muối trên mạng xã hội. Tôi cũng thử xem sao vì cả ngải cứu và muối đều là những nguyên liệu lành tính đối với tôi. Sau vài tháng duy trì thực hiện, tôi đã có thể đi làm trở lại và những cơn đau đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ áp dụng phương pháp này đồng thời với dùng thuốc theo toa của bác sĩ và tập vật lý trị liệu”.

chữa thoát vị đĩa đệm từ muối hạt và ngải cứu
Muối hạt và ngải cứu là bài thuốc phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Thành phần:

  • 300g ngải cứu
  • 1 muỗng canh muối nguyên hạt

Hướng dẫn:

  • Rửa sạch ngải cứu, ngắt phần già và để ráo.
  • Chuẩn bị chảo nóng, đổ muối hạt vào rang cho nóng rồi cho hết ngải cứu vào. Rang cho đến khi ngải cứu nóng lên và xoăn lại.
  • Cho tất cả vào vải mùng, bọc chặt lại. Đắp lên vùng bị đau nhức khi thuốc còn nóng mới có tác dụng.
  • Duy trì thực hiện từ 2-3 lần/ngày trong thời gian dài để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

3/ Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu và dấm gạo

Dấm gạo được làm từ rượu gạo hay rượu nếp, có nồng độ acid acetic cao. Dấm gạo có lợi cho sức khỏe, kích thích sự lưu thông máu và phòng xơ cứng động mạch. Ngải cứu và dấm gạo là một bài thuốc rất dễ thực hiện, nguyên liệu có ở quanh nhà.

Chia sẻ của người bệnh:

Anh Trần Thế Anh, sinh năm 1975, quê tại tỉnh Sóc Trăng. Hiện anh đang làm công nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, anh Anh chia sẻ:

“Tôi bị thoát vị đĩa đệm đã lâu nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, không đủ chi phí chữa trị. Căn bệnh hành hạ tôi rất nhiều, thấy vậy, vợ tôi đắp ngải cứu và dấm gạo cho tôi hằng ngày. Cô ấy nói bài thuốc ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm này được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Hiện nay những cơn đau của tôi đã giảm đi khá nhiều.”

ngải cứu và dấm gạo chữa thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu và dấm gạo có tác dụng giảm đau, giảm sưng, hỗ trợ chữa trị thoát vị đĩa đệm

Thành phần:

  • 300g lá ngải cứu.
  • 200ml dấm gạo.

Hướng dẫn:

  • Ngải cứu đem rửa sạch, nhặt bỏ phần cọng già.
  • Dùng chày giã nát ngải cứu.
  • Cho ngải cứu đã giã vào nồi, đổ dấm gạo vào.
  • Đun nóng hỗn hợp trên với lửa nhỏ đến khi đặc sệt lại.
  • Dùng khăn mùng bọc hỗn hợp lại. Nhẹ nhàng xoa lên vùng bị thoát vị đĩa đệm.
  • Ấn nhẹ khoảng 10 phút. Khi hỗn hợp đã nguội thì đun nóng, chườm lại lần nữa.
  • Thực hiện mỗi ngày, các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

4/ Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu, vỏ bưởi, chanh, rượu trắng

Trong vỏ bưởi có chứa tinh dầu bưởi giúp trị ho, giảm đau, tăng cường lưu thông máu. Trong vỏ chanh cũng có chứa rất nhiều tinh dầu, enzym, vitamin C…tác dụng đáng kể cho việc chống viêm, làm dịu cơn đau từ các dây thần kinh và mạch máu.

Chia sẻ từ người bệnh:

Ông Lê Văn An, 60 tuổi, hiện đã về hưu, ông sống tại quận 7 cùng con cháu. Ông vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm về loại rượu thuốc này với chúng tôi như sau:

“Ngày còn trẻ tôi phải làm việc nặng nhiều, thế nên chưa về già mà tôi đã bị thoát vị đĩa đệm, nó khiến tôi đau nhức vô cùng. Khoảng hơn năm trước, tôi bắt đầu uống rượu ngải cứu. Loại rượu thuốc này vừa giúp tôi bớt đau vừa cải thiện sức khỏe tôi rõ rệt. Tôi đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bác sĩ của tôi bảo rằng bài thuốc này an toàn, có thể hỗ trợ cho bệnh thoát vị đĩa đệm.”

ngải cứu, vỏ bưởi, chanh khô, rượu chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc gồm cây ngải cứu kết hợp với chanh, bưởi, rượu làm gia tăng công dụng trị thoát vị đĩa đệm

Thành phần:

  • 200g lá ngải cứu khô.
  • 2 vỏ bưởi khô.
  • 1kg chanh khô.
  • 2 lít rượu trắng.

Hướng dẫn:

  • Cắt nhỏ các nguyên liệu.
  • Chuẩn bị chảo nóng, cho tất cả các nguyên liệu trên, sao trên chảo đến khi tất cả khô lại và ngả vàng.
  • Cho tất cả vào lọ thủy tinh, đổ rượu trắng vào.
  • Ngâm rượu cùng hỗn hợp trên trong 1 tháng.
  • Mỗi ngày uống 1 ly rượu nhỏ sẽ giúp bạn giảm đáng kể các cơn đau.

Những lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu

Những cách chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không hoàn toàn thay thế được thuốc chữa bệnh.

Dùng ngải cứu với số lượng nhiều và trong thời gian dài sẽ gây một số tác dụng không mong muốn, tùy theo thể trạng mỗi người.

Những người bị viêm gan, phụ nữ đang trong 3 tháng đầu thai kỳ, người bị rối loạn đường ruột cấp tính tốt nhất không dùng ngải cứu.

Trên đây là những bài thuốc dân gian hướng dẫn cách chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, những bài thuốc dân gian này chỉ có thể điều trị những trường hợp bệnh mới phát, nếu bệnh đã lâu và diễn biến phức tạp thì ngải cứu chỉ có công dụng hỗ trợ. Lúc này, người bệnh cần đi đến bác sĩ để nhận được sự điều trị tối ưu nhất.

Tổng hợp: Thư Nguyễn

Bạn có thể tham khảo thêm: Các bài thuốc nam giúp giúp đầy lùi thoát vị đĩa đệm

Cập nhật lúc 14:00 - 07/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan