Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì ?

Tôi năm nay 50 tuổi, ban đầu tôi phát hiện mình có dấu hiệu đau vùng lưng, nhưng do chủ quan, đến 3 tháng sau mới tới bác sĩ để khám thì được bác sĩ chẩn đoán là tôi bị thoái hóa cột sống. Vậy xin cho tôi hỏi, bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì vậy ? Tôi cảm ơn.

Văn Khang, 50 tuổi, Đồng Nai

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:

Chào bác !

Hôm nay chuyên mục sẽ giải đáp thắc mắc của bác qua nội dung bài viết sau đây:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp hay gặp ở người trung niên và người già. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vị trí thoái hóa cột sống có thể là ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng, cột sống ngực…

Đặc trưng cơ bản của tình trạng thoái hóa cột sống là hậu quả mất đi lớp sụn khớp và các tế bào dưới sụn hoặc mọc các tổ chức xương cạnh khớp do tổn thương thoái hóa của sụn khớp. Bệnh gây nên các triệu chứng như đau vùng cột sống bị thoái hóa, cơn đau tăng dần khi bệnh nhân thay đổi tư thế làm khó khăn cho việc vận động sinh hoạt.

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì ?
Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì ?

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì ?

Tùy theo mức độ bệnh thoái hóa cột sống mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Có thể áp dụng biện pháp nghỉ ngơi, dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Đối với phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc  Tây y, một số thuốc thường được sử dụng như:

1. Thuốc giảm đau đơn thuần

Paracetamol là thuốc điển hình được lựa chọn để điều trị thoái hóa cột sống mức độ nhẹ, giúp giảm đau đớn ở người bệnh. Thuốc có thể được dùng đơn chất hoặc có thể phối hợp với các chất giảm đau trung ương như codein, dextroproxiphene…

bị thoái hóa cột sống nên uống paracetamol
Dùng Paracetamol để giảm đau thông thường

Tramadol được chỉ định khi không đáp ứng với paracetamol, có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng tránh dùng kéo dài. Một số trường hợp hiếm, ở thể đau tăng mạnh có thể dùng opioids ngắn ngày và dùng liều thấp nhất có thể.

2. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid

Nhóm thuốc này thường được dùng với liều thấp với một số thuốc là diclofenac, ibuprofen, naproxen… hoặc các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (etoricoxib, celecoxib…). Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này cần thận trọng ở người cao tuổi, bệnh tim mạch, thận mạn hoặc các bệnh lý về đường ống tiêu hóa.

3. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ được dùng kết hợp với thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc giảm đau đơn thuần pracetamol và dùng ngắn ngày trong đợt cấp khi bệnh nhân bị đau nhiều.

bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc giãn cơ
Dùng thuốc giãn cơ đối với người bị thoái hóa cột sống

Một số thuốc giãn cơ thường dùng là mydocalm, myonal…

4. Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm được sử dụng để điều trị thoái hóa cột sống, ít gây ảnh hưởng đến dạ dày và có thể dùng kéo dài.

bị thoái hóa cột sống nên dùng thuốc glucosamine
Dùng thuốc Glucosamine để hỗ trợ quá trình điều trị

Đối với nhóm thuốc này, bác sĩ có thể chỉ định dùng glucosamin, chondroitin, diacerin…

5. Một số thuốc khác

Đối với trường hợp bệnh nhân  thoái hóa cột sống có biểu hiện đau kiểu rễ, có thể kết hợp điều trị với các thuốc giảm đau thần kinh như: gabapentin, pregabalin, mecobalamin, các vitamin nhóm B (B1, B6, B12).

6. Tiêm Glucocorticoid cạnh sống

Nếu bệnh nhân dùng các thuốc trên mà không có dấu hiệu phục hồi thì có thể được chỉ định tiêm corticoid loại nhũ dịch tại vị trí khớp liên mấu sau. Hoặc dùng thuốc này tiêm ở ngoài màng cứng có hiệu quả từ vài ngày đến vài tháng. Lưu ý, chống chỉ định tiêm quá 3 lần trên cùng một khớp trong một năm. Một số trường hợp chèn ép rễ, có thể tiêm thẩm phân corticosteroid tại vị trí rễ bị chèn ép dưới hướng dẫn của bác sĩ.

⇒ CẦN CHÚ Ý:

  • Việc sử dụng thuốc để điều trị thoái hóa cột sống phải được sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc. Tránh các trường hợp tự ý dùng thuốc để điều trị gây nên nhiều tình huống lợi bất cập hại.
  • Song song với việc dùng thuốc trong điều trị nội khoa, bệnh nhân thoái hóa cột sống được kết hợp với điều trị vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng nhanh chóng. Chỉ định ngoại khoa được áp dụng khi các trường hợp thoái hóa cột sống không đáp ứng với thuốc và các phương pháp điều trị nội khoa kết hợp.

Hy vọng sau bài viết này, bác có thể hiểu rõ được bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì, để từ đó chủ động hơn trong việc điều trị bệnh. Tốt nhất, bác nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ, nhằm mang lại kết quả phục hồi hiệu quả nhất. Chúc bác sớm bình phục!

XEM THÊM THÔNG TIN:

Cập nhật lúc 10:38 - 13/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan