Bệnh giả Gout là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Bệnh giả Gout thường bị nhầm lẫn với Gout và những bệnh lý xương khớp khác. Trang bị những kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn đọc dễ dàng xác định đúng bệnh lý mà mình mắc phải.

Bệnh giả Gout là gì? Triệu chứng như thế nào? Cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau!

Bệnh giả Gout
Bệnh giả Gout thường bị nhầm lẫn với Gout và các bệnh lý xương khác

Bệnh giả Gout là gì?

Theo PGS.TS Trần Văn Thanh – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Quân Y bệnh giả gout là một trong những loại viêm khớp thường gặp. Bệnh hình thành do lắng đọng tinh thể Calcium Pyrophosphatedehydrate ở khớp xương, thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi. Vị trí thường xuất hiện như khớp đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay, có trường hợp xuất hiện ở vai nhưng khá ít gặp.

Đến nay y học vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác khiến những tinh thể này tồn đọng tại khớp và gây ra bệnh giả gút. Mục đích của việc điều trị bệnh giả gút chủ yếu giúp người bệnh giảm bớt cơn đau và hiện tượng sưng viêm.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh giả gout

Mặc dù chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng lắng đọng tinh thể calcium pyrophosphate dehydrate, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đặt ra những nguyên nhân giả thuyết.

Nguyên nhân gây bệnh giả gout có thể do:

  • Có người thân bị bệnh giả gout.
  • Rối loạn chuyển hóa do bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipit.
  • Hệ quả do những bệnh lý xương khớp mãn tính.

Đây chỉ là giả thuyết từ các nhà khoa học, do đó độ chính xác không được đảm bảo. Bạn đọc chỉ nên tham khảo thông tin này trước khi có kết luận chính xác nhất.

2. Triệu chứng của bệnh giả gout

Bệnh giả gout có triệu chứng khá giống với bệnh gout nên thường bị nhầm lẫn. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh giả gout.

nhận biết bệnh giả Gout
Sưng viêm, đau nhức và cứng khớp là các triệu chứng thường xuyên do bệnh giả gout gây ra
  • Đau nhức khớp là triệu chứng thường gặp nhất, cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp tùy vào vị trí calcium pyrophosphate dehydrate lắng đọng.
  • Đi kèm với những cơn đau là hiện tượng sưng khớp, hiện tượng sưng có xu hướng nghiêm trọng và gia tăng về kích thước nếu không tiến hành điều trị.
  • Sờ vào vị trí khớp sưng có dấu hiệu ấm hoặc nóng. Một vài trường hợp còn xuất hiện hiện tượng đỏ rát và đau đớn dữ dội.
  • Cơn đau ở khớp có xu hướng gia tăng khi người bệnh vận động.
  • Các triệu chứng có dấu hiệu tái phát nhiều lần

Vì những triệu chứng của bệnh giả gout khá phổ biến và dễ nhầm lẫn. Do đó người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh thay vì xác định một cách cảm quan.

3. Chẩn đoán bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout không có những triệu chứng cụ thể, vì thế để chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ tiến hành những phương pháp sau:

  • Khám thực thể và tìm hiểu tiền sử của bệnh nhân và gia đình. Nếu họ mắc những bệnh thoái hóa xương khớp, đái tháo đường, nguy cơ người bệnh mắc phải bệnh lý này là rất cao.
  • Tiến hành chọc dịch khớp để xét nghiệm, phân tích dịch để cho ra kết quả cuối cùng
  • Một số trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể chụp X-Quang và thực hiện những kiểm tra khác để chẩn đoán bệnh chính xác.

4. Biến chứng của bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout có thể gây ra biến dạng ở khớp, làm mất sụn, bào mòn đầu xương. Và có thể gây ra gãy xương nếu không khắc phục kịp thời.

Cách điều trị bệnh giả Gout hiện nay

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn tinh thể calcium pyrophosphate dehydrate. Do đó, mục đích chính của việc điều trị là giảm thiểu cơn đau của bệnh và hiện tượng sưng viêm giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhằm giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau từ bệnh hiệu quả.

điều trị bệnh giả gout
Diclofenac, naproxen, colchicine là những loại thuốc kháng viêm được dùng cho bệnh nhân giả gout

Hầu hết những loại thuốc được sử dụng đều là thuốc kháng viêm, làm giảm hiện tượng sưng viêm như ibuprofen, indomethacin và naproxen,… Với những cơn đau dữ dội và thường xuyên, thường sẽ được chỉ định những loại thuốc giảm đau mạnh như colchicine – người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy khi sử dụng loại thuốc này.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cầm đảm bảo đúng liều lượng và tần suất theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc quá liều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

Trong trường hợp những loại thuốc này không thể làm giảm cơn đau, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm nội khớp để giảm đau đồng thời làm giảm áp lực lên khớp xương.

2. Phẫu thuật

Nếu cơn đau từ bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc và thực hiện phẫu thuật chọc hút dịch khớp.

điều trị bệnh giả gout
Phẫu thuật được chỉ định khi các biện pháp nội khoa không đem lại hiệu quả

Lúc này, tinh thể calcium pyrophosphate dehydrate đã tồn đọng vượt mức ở dịch khớp, những loại thuốc thông thường không còn khả năng giảm đau và tiêu viêm. Bạn buộc phải chọc hút và thay dịch khớp nhân tạo.

Đây là phương pháp khá nhanh chóng, giúp người bệnh giảm đau và vận động dễ dàng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được thực hiện khi có chỉ định từ chuyên gia. Một vài trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi người bệnh tự thực hiện phương pháp này tại các cơ sở y tế không uy tín.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Vì bệnh giả gout chưa thể điều trị dứt điểm, vì thế người bệnh nên thay đổi những thói quen xấu để hỗ trợ quá trình điều trị, giúp cơ thể thoát khỏi cơn đau hiệu quả.

  • Nếu cơn đau xuất hiện thường xuyên, nên dành thời gian dài để nghỉ ngơi nhằm bảo tồn khả năng vận động của khớp.
  • Hiện tượng sưng viêm quá phát triển khiến khớp đau và nóng rát, bạn nên dùng túi chườm đá để giảm viêm. Tuyệt đối không dùng túi chườm nóng, nhiệt độ cao có thể khiến hiện tượng sưng trở nên tồi tệ.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện những bài tập phù hợp giúp cải thiện xương khớp và ức chế cơn đau hiệu quả.

Mặc dù chưa thể điều trị nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn đau và các triệu chứng do bệnh giả Gout gây ra. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ xác định đúng nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 22:05 - 15/01/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan