Mẹ em bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đã 3 năm nay. Gần đây mẹ thường xuyên bị đau đầu dữ dội, 2 tay cử động khó khăn và không còn xách được đồ nặng. Sau khi đi khám bác sĩ có chỉ định mổ vì đĩa đệm chèn ép vào tủy cổ, nếu không phẫu thuật ngay sẽ rất dễ bị liệt. Mẹ em bị thiếu máu nên hiện giờ đang tích cực ăn uống tẩm bổ rồi mới mổ được. Bác sĩ cho em hỏi không biết mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, sau mổ có biến chứng gì không? Em lên mạng thấy người ta nói sau khi mổ nhiều người bị nhiễm trùng lắm nên cũng lo lắng không dám nói cho mẹ biết. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em được không ạ?
Thanh Ngọc- Tây Ninh
Thanh Ngọc thân mến!
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp cuối cùng được lựa chọn trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân chỉ được áp dụng phương pháp phẫu thuật khi việc sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị bảo tồn khác không mang lại kết quả và có nguy cơ gặp phải biến chứng cao. Hiện nay có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm như mổ laser, mổ vi phẫu, nội soi, mổ hở…Đây là những phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao và được áp dụng phổ biến không riêng ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề được nhiều người đặt ra là “mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?”. Với thắc mắc này của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không ?
Xét về bản chất phương pháp mổ điều trị thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Song người bệnh cần được bác sĩ tư vấn và lường trước được các biến chứng có thể xảy ra trong và sau ca phẫu thuật bởi những biến chứng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Đối với các ca phẫu thuật chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, bên cạnh các nguy cơ chung của một ca mổ thông thường như dị ứng với thuốc gây mê, sốc thuốc, nhiễm trùng máu, mất nhiều máu hoặc nguy hiểm hơn là tử vong…người bệnh còn phải đối mặt với một số biến chứng sau phẫu thuật như:
- Rách màng cứng ở xương cột sống gây rò rỉ dịch não tủy
- Viêm màng não
- Mô mềm cũng như các dây thần kinh xung quanh khu vực mổ bị ảnh hưởng gây tê và yếu liệt các chi
- Mất tự chủ trong hoạt động đại tiểu tiện
- Tổn thương các mạch máu…
Mặc dù có nhiều biến chứng như vậy song mổ thoát vị đĩa đệm vẫn được xem là một phương pháp hữu hiệu và cần thiết được tiến hành. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị nhân nhầy đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh và tủy sống gây ra các cơn đau liên tục hoặc gây nguy cơ bại liệt cao thì mổ thoát vị đĩa đệm là sự lựa chọn duy nhất.
Thêm vào đó, nếu so sánh về mặt lợi ích so với các nguy cơ biến chứng gặp phải thì lợi ích của ca mổ thoát vị đĩa đệm mang lại vượt trội hơn hẳn. Thống kê cho thấy có tới 80-90 được điều trị thành công và có thể khôi phục chức năng thần kinh và cột sống bằng phương pháp mổ.
Như vậy tỉ lệ gặp biến chứng khi mổ là rất ít . Điều quan trọng là bệnh nhân lựa chọn những bệnh viện có chuyên khoa xương khớp uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp và an toàn nhất.
THAM KHẢO THÊM: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ tốt nhất hiện nay
Làm thế nào để hạn chế các biến chứng khi mổ thoát vị đĩa đệm?
Để hạn chế những biến chứng gặp phải sau mổ thoát vị đĩa đệm, bên cạnh tay nghề của bác sĩ thì bệnh nhân cũng như người nhà cần tìm hiểu trước các kiến thức về chăm sóc vết thương cũng như sức khỏe sau mổ nhằm nhanh chóng hồi phục.
Về vấn đề này Thanh Ngọc hãy chú ý những điều sau:
- Nằm viện vài ngày sau mổ để bác sĩ theo dõi diễn tiến sức khỏe và khả năng phục hồi vết thương. Đồng thời ngăn chặn xử lý kịp thời các biến chứng xảy ra ngay sau khi mổ.
- Về nhà cố gắng giữ vết mổ sạch sẽ, sát trùng thay bằng hàng ngày tránh để nhiễm trùng
- Đối với trường hợp mổ hở, người bệnh cần được nghỉ ngơi trên giường từ 1-2 tuần. Tránh vận động mạnh trong khoảng 6 tháng đến 1 năm để xương khớp phục hồi hoàn toàn.
- Bổ sung nhiều chất xơ để chống táo bón. Nên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cá , đậu nành, sữa…để xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.
- Hạn chế đồ béo và các thức ăn nhiều chất đạm, kiêng uống bia rượu. Các thực phẩm như thịt gà, trứng, rau muống, rau dền… nên kiêng cữ một thời gian cho đến khi vết thương liền sẹo.
- Việc cuối cùng nhưng rất quan trọng là tái khám định kỳ sau mổ để bác sĩ kịp thời phát hiện và xử lý biến chứng sau mổ.
Những chia sẻ trên đây đã giúp Thanh Ngọc biết được “mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?” rồi đúng không nào. Hãy chia sẻ vấn đề này đến mẹ của bạn để bà có sự chuẩn bị tinh thần một cách tốt nhất trước khi bước vào ca phẫu thuật nhé.
Chúc ca mổ thoát vị đĩa đệm của mẹ bạn diễn ra thành công!
Song Lam
Tìm hiểu thêm kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm tại: https://soytebackan.vn/benh-thoat-vi-dia-dem/
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!