Phụ nữ mang thai thường phải trải qua những cơn đau lưng khó chịu. Nguyên nhân vì sao phụ nữ mang thai bị đau lưng được lý giải là do sự thay đổi xảy ra trong thời kỳ mang thai bao gồm lượng hormone trong cơ thể, cân nặng, thay đổi về tư thế hoặc căng thẳng cũng khiến cho cơn đau lưng xuất hiện ở phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị đau lưng
Đau lưng có thể làm gián đoạn thói quen hằng ngày của bạn hoặc can thiệp vào một đem ngon giấc, đặc biệt là bạn đang ở trong giai đoạn thai kỳ. Các cuộc nghiên cứu báo cáo rằng có 50% đến 70% phụ nữ mang thai bị đau lưng. Vậy nguyên nhân phụ nữ mang thai bị đau lưng là do đâu:
-
Sự thay đổi hormone
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn tạo ra một loại hormone gọi là relaxin cho phép các dây chằng trong vùng chậu thư giãn và các khớp trở nên nới rộng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, sự thay đổi trong khớp và các dây chằng có thể dẫn đến sự bất ổn, ảnh hưởng đến cột sống và gây đau lưng.
-
Cân nặng tăng lên
Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ sẽ bị tăng cân, cột sống phải hỗ trợ cho sự thay đổi về trọng lượng, đó là lý do khiến cho phụ nữ mang thai bị đau lưng. Mặt khác, trong lượng của em bé và sự to ra của tử cung có thể gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh trong khung chậu và lưng, điều này cũng gây nên các cơn đau lưng mà đa số các bà mẹ đều gặp phải.
-
Thay đổi tư thế
Mang thai làm thay đổi cơ thể bạn, bạn bắt đầu có sự điều chỉnh về tư thế và cách bạn di chuyển. Các tư thế như ngồi nhiều, đứng cong lưng để có thể gây sức nặng lên vùng cột sống, đặt biệt là cột sống ở thắt lưng gây nên chứng đau lưng.
-
Hiện tượng tách cơ
Khi tử cung bị mở rộng do mang thai, vùng cơ chạy từ xương sườn đến xương mu có thể có thể bị tách dọc theo đường nối trung tâm. Sự tách biệt này có thể làm phát triển và trầm trọng hơn cơn đau lưng ở phụ nữ mang thai.
-
Căng thẳng ở thai kỳ
Phụ nữ ở giai đoạn thai kỳ thường có dấu hiệu căng thẳng, dễ bực tức, cáu gắt. Theo các nghiên cứu, căng thẳng cảm xúc có thể gây căng cơ ở lưng, từ đó bạn sẽ có cảm giác co thắt lưng hoặc đau lưng.
-
Do bệnh lý
Đau lưng ở phụ nữ mang thai có thể không loại trừ nguyên nhân do bệnh lý. Phụ nữ mang thai có thể bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng,…có thể gây nên các cơn đau lưng trong thai kỳ.
⇒ Đau lưng có thể không được ngăn ngừa hoàn toàn, nhưng có những điều bạn có thể làm để giảm mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất đau ở phụ nữ mang thai bị đau lưng như:
- Sử dụng các bài tập giúp giảm đau lưng ở phụ nữ mang thai.
- Thực hiện các tư thế tốt như đứng thẳng và cao, giữ vai của bạn thẳng, không ngồi nhiều hoặc đứng lâu để giảm thiểu áp lực lên cột sống. Chọn một cái ghế hỗ trợ lưng của bạn khi ngồi hoặc đặt một chiếc gối nhỏ phía sau lưng dưới của bạn.
- Tránh mang guốc cao khi mang thai, điều này có thể làm thay đổi sự cân bằng của bạn và gây áp lực lên cơ thể. Hãy mang giày dép thấp, đế phẳng và có hỗ trợ vòm tốt.
- Nên ngủ ở tư thế nghiêng người. Cân nhắc việc sử dụng gối mềm đặt ở giữa hai đầu gối, phần lưng.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều, không nên hoạt động mạnh vào giai đoạn mang thai.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát tình trạng phụ nữ mang thai bị đau lưng.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị đau lưng nghiêm trọng trong thời gian mang thai hoặc tình trạng đau lưng kéo dài hơn hai tuần. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.
Hãy nhớ rằng, đau lưng trong khi mang thai có thể là dấu hiệu của việc sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bạn bị đau lưng trong thời kỳ mang thai kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đau rát khi đi tiểu. Trong trường hợp này, một sự trợ giúp về y tế là thực sự cần thiết cho phụ nữ mang thai bị đau lưng.
♣ Kết luận:
Mặc dù, tình trạng phụ nữ mang thai bị đau lưng là phổ biến, nhưng việc nắm rõ được các lý do vì sao phụ nữ mang thai bị đau lưng sẽ giúp bạn phòng tránh được khả năng xuất hiện cơn đau cũng như những hệ lụy mà các bà mẹ phải gánh chịu từ cơn đau. Quan trọng hơn, phát hiện sớm và can thiệp chữa trị kịp thời bằng cách thay đổi lối sống và tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con trong suốt thời kỳ mang thai.
BẠN NÊN XEM THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!