Tìm hiểu về hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Đánh giá

Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là bệnh lý chỉ tình trạng bị thu hẹp khoảng cách giữa khoang giữa mỏm cùng vai và các gân cơ chóp xoay vai. Cần thận trong với hội chứng này khi có các biểu hiện như đau nhói vai khi với tay ra phía sau, khớp vai bị cứng và yếu. Bệnh nhân có thể được dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị nhằm phục hồi lại tổn thương.

Hiểu hơn về hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân sau:

  • Do tính chất công việc: Căn bệnh này thường xảy ra ở những người phải làm việc thường xuyên với trạng thái tai phải đưa lên quá đầu. Hàng động này lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 thời gian dài sẽ tạo ra sức ép rất lớn lên gân chóp vai. Từ đó dẫn đến chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.
  • Do chơi thể thao: Hội chứng này cũng rất gặp ở các vận động viên đẩy tạ hay những người hay chơi các môn thể thao như bóng rổ, cầu lông. Nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc gân chóp vai bị sức ép khi dang tay lên cao nhiều lần.
  • Do bệnh lý: Với những bệnh nhân mắc bệnh gai xương thì rất dễ bị hẹp khoang dưới mỏm cùng và khiến cho nó bị chèn ép. Ngoài ra hội chứng bệnh này cũng được cho là hậu quả của tình trạng viêm túi hoạt dịch.

Triệu chứng giúp nhận biết hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

  • Đau khớp vai: Người bệnh có biểu hiện đau khớp vai khi vận động. Nhất là khi thực hiện các động tác như dang tay, đưa tay lên cao hoặc đưa cánh tay ra phía trước.
  • Rối loạn giấc ngủ: Các cơn đau có thể xuất hiện ngay cả trong giấc ngủ vào ban đêm, đặc biệt là khi người bệnh nằm nghiêng qua bên vai bị đau . Điều này khiến cho người bệnh khó ngủ, hay bị thức giấc giữa đêm.
  • Đau nhói khi với tay ra túi quần phía sau
  • Cứng khớp, yếu khớp vai: Hậu quả của việc ít vận động khớp vai do bị đau
  • Khả năng vận động của cánh tay bên đau bị hạn chế, bệnh nhân có thể không tự dang tay ra được khi bệnh nặng.

THÔNG TIN THÊM

Cách điều trị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc hội chứng này bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu chụp X-quang và MRI để chuẩn đoán chính xác bệnh, tình trạng bệnh, xác định được các tổn thương khác nếu có. Từ đó đề xuất cho bệnh nhân một trong các phương pháp điều trị như sau:

1.Điều trị bảo bồn

  • Dùng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm là điều cần thiết đối với bệnh nhân. Một số loại thuốc kháng viêm thường được chỉ định là  Aspirin, Naproxen, Diclofenac
  • Các biện pháp bổ trợ khác:  nghỉ ngơi, chườm lạnh để giảm đau, siêu âm, chiếu tia hồng ngoại, tập vật lý trị liệu…
  • Tiêm steroid: Phương án này được thực hiện khi bệnh nhân dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp trên không đạt hiệu quả. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc chứa  steroid trực tiếp vào khu vực khoang dưới mỏm cùng. Tuy mang lại một số hiệu quả nhất định nhưng phương pháp này có thể gây đứt gân hoặc gây ra một số tác dụng phụ khác không tốt cho sức khỏe. Do đó cách chữa bệnh này không được sử dụng lâu dài.

2. Phẫu thuật chữa hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Trong quá trình điều trị, nếu sau 6 tháng hay 1 năm áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn không thu được kết quả tốt bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. Các kỹ thuật có thể được áp dụng là mổ hở hoặc mổ nội soi . Mục đích chính là giúp phục hồi các tổn thương ở khớp vai và làm giảm áp lực lên mỏm cùng vai. Đồng thời kéo giãn khoảng cách giữa mỏm cùng và gân chóp xoay vai.  Trong đó biện pháp phẫu thuật nội soi vẫn được sử dụng chủ yếu nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn, vết sẹo nhỏ, bệnh nhân nhanh phục hồi sau phẫu thuật.

Sau quá trình phẫu thuật chữa hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tập luyện trong 1 thời gian nhất định để khớp vai có thể hoạt động lại như bình thường.

Cập nhật lúc 14:51 - 02/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan