Thoái hóa khớp mắt cá chân điều trị như thế nào?

Trong toàn bộ hệ thống xương khớp của con người thì khớp mắt cá chân được xem là vị trí có cấu tạo phức tạp và rất dễ bị tổn thương do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế mà hiện nay không ít người gặp phải tình trạng thoái hóa khớp mắt cá chân khiến vận động bị hạn chế, công việc cũng như sinh hoạt cũng theo đó gặp phải nhiều tác động xấu.

Bài viết dưới đây của chuyên khoa xương khớp rất phù hợp với những người đang sống chung với bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân. Những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ giúp bạn sớm đẩy lùi tình trạng đau nhức mà căn bệnh này gây ra.

I. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp mắt cá chân

Thoái hóa khớp mắt cá chân có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là tình trạng sụn khớp ở mắt cá chân bị tổn thương do mất đi sự cân bằng giữa yếu tố tái tạo và yếu tố hủy hoại. Điều này khiến cho sụn khớp bị ăn mòn dần dẫn đến tình trạng thoái hóa ảnh hưởng rất lớn tới chức năng vận động.

thoái hóa khớp mắt cá chân
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân là do đâu?

Theo nhận định của các chuyên gia xương khớp thì một số yếu tố dưới đây sẽ tác động và thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân tăng cao:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
  • Một số chấn thương ở mắt cá chân khó tránh khỏi trong quá trình sinh hoạt, làm việc hay chơi thể thao như trật khớp, bong gân… khiến cho sụn khớp bị tổn thương, mắt cá chân viêm và làm tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Di chuyển quá thường xuyên khiến cho vùng cổ chân và mắt cá chân phải hoạt động quá nhiều cũng là nguy cơ khiến tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh tại vị trí này.
  • Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mắc một số bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh gút thì nguy cơ mắc thoái hóa khớp mắt cá chân cũng cao hơn bình thường.
  • Khớp mắt cá chân cùng với cổ chân thường sẽ chịu áp lực phần nhiều từ trọng lượng cơ thể. Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi những người béo phì lại là đối tượng dễ mắc bệnh.
  • Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng được nhận định là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp mắt cá chân do sự di truyền cấu trúc xương.

Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng hàng đầu

II. Những biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân không khó để nhận biết, khi bạn mắc phải căn bệnh này, nếu để ý sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu có thể kể đến như:

  • Đầu tiên, người bệnh sẽ bắt đầu thấy sự xuất hiện của tình trạng đau nhức mắt cá chân do sụn khớp bị tổn thương. Những cơn đau mới đầu sẽ chỉ âm ỉ xuất hiện và có thể giảm khi ngừng vận động nhưng lâu dần tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện nhiều và dữ dội hơn, nghỉ ngơi vẫn không hết đau.
  • Sụn khớp bị tổn thương cũng sẽ tạo điều kiện cho các phản ứng viêm xuất hiện và gây nên tình trạng sưng tấy ở vùng mắt cá, khi dùng tay ấn vào thì sẽ thấy rất đau. Bên cạnh đó, sụn khớp bị mài mòn cũng khiến cho các đầu xương ma sát nhiều hơn khi di chuyển khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau như trời giáng.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng thường xuyên gặp phải tình trạng cứng khớp mắt cá chân, nhất là khi ngủ dậy khiến khả năng vận động tại vị trí này bị hạn chế rõ rệt.
triệu chứng thoái hóa khớp mắt cá chân
Thoái hóa khớp mắt cá chân khiến cho mắt cá chân sưng đau, vận động bị hạn chế

Bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh còn có thể gặp phải một số tình trạng nghiêm trọng hơn như các cơ và dây chằng xung quanh vị trí mắt cá chân bị teo lại. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động, khiến người bệnh gặp phải rất nhiều trở ngại trong sinh hoạt cũng như công việc.

III. Thoái hóa khớp mắt cá chân làm sao để nhanh khỏi?

Mặc dù tình trạng thoái hóa chỉ diễn ra ở một ví trí là khớp mắt cá chân nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối lo ngại lớn nếu mọi người chủ quan không phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp. Đối với bệnh lý này, tùy theo mức độ của bệnh mà có cách xử lý phù hợp, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng sưng đau. Mọi người có thể tham khảo các phương pháp giúp khắc phục tình trạng thoái hóa khớp mắt cá chân rất hữu hiệu sau đây.

1. Các phương pháp bảo tồn

Đối với trường hợp bệnh còn nhẹ, tình trạng đau nhức chưa xuất hiện quá nhiều thì mọi người có thể khắc phục các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân bằng các phương pháp đơn giản như chườm nóng, chườm lạnh, tập luyện hay sử dụng một số loại thuốc Tây y.

  • Dùng thuốc Tây

Khi bị thoái hóa khớp mắt cá chân thì việc sử dụng các loại thuốc Tây y sẽ là thông dụng nhất bởi có thể tác dụng rất nhanh và ức chế tốt tình trạng đau nhức và sưng viêm. Thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bổ khớp, giãn cơ… sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng phù hợp với từng đối tượng. Người bệnh đừng tự ý mua thuốc về dùng để tránh việc dùng không đúng cách ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình điều trị.

  • Tập luyện

Một vài động tác thể dục nhẹ nhàng tại vùng mắt cá chân cũng chính là cách tốt để bạn tránh được tình trạng cứng khớp khi bị thoái hóa khớp mắt cá chân. Người bệnh có thể thực hiện động tác xoay khớp cổ chân theo chuyển động tròn ở cả hai hướng hay dùng tay để uốn cong khớp cổ chân lên xuống nhịp nhàng. Tuy nhiên, chú ý dùng lực vừa phải, khi khớp mắt cá chân có dấu hiệu đau thì nên dừng lại.

  • Chườm nóng, chườm lạnh

Bạn có thể sử dụng một túi nước nóng hoặc rang hỗn hợp gừng với muối rồi cho vào túi chườm lên vị trí mắt cá chân đang bị tổn thương. Tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng được khắc phục do nhiệt độ cao sẽ khiến cho các cơ giãn ra, tuần hoàn máu cũng được cải thiện rõ rệt.

điều trị thoái hóa khớp mắt cá chân
Có thể áp dụng cách chườm lạnh để giảm triệu chứng sưng đau do thoái hóa mắt khớp cá chân

Tuy nhiên, khi đau nhức kèm theo biểu hiện sưng đỏ thì người bệnh nên dùng túi nước đá để chườm lên mắt cá chân mỗi ngày khoảng 3 lần, mỗi lần 20 phút. Thực hiện đều đặn sẽ khiến hiện tượng sưng đỏ dần biến mất.

  • Các biện pháp hỗ trợ thêm

Để có thể hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân, mọi người cũng cần quan tâm hơn đến việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Cần tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin để khớp mắt cá chân nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung luôn được chắc khỏe.

Ngoài ra, mọi người cũng nên tránh việc di chuyển quá nhiều để hạn chế những áp lực cho vùng mắt cá chân. Đặc biệt, đối với trường hợp phụ nữ thì nên hạn chế đi giày cao gót bởi có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

2. Can thiệp phẫu thuật

Biện pháp can thiệp phẫu thuật sẽ được chỉ định trong những trường hợp thật sự cần thiết khi mà các phương pháp điều trị bảo tồn không còn ức chế được bệnh. Lúc này bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân càng ngày càng tiến triển nặng nề khiến khả năng vận động của người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng, thậm chí có người còn không thể di chuyển được.

Mặc dù thành công của các cuộc phẫu thuật để điều trị bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân là tương đối cao nhưng kèm theo đó là chi phí không hề nhỏ và cũng không tránh khỏi việc gặp phải những biến chứng nguy hiểm cả trong và sau phẫu thuật. Chính vì thế mà phương pháp phẫu thuật luôn được các bác sĩ chuyên khoa cân nhắc rất kỹ lưỡng.

Lời khuyên dành cho tất cả mọi người là chớ nên chủ quan với bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân. Khi có bất cứ biểu hiện nào của bệnh cũng cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám, bởi để lâu tình trạng bệnh ngày càng nặng nề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng nên thực hiện tốt các phương pháp hỗ trợ để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng sưng đau. Chúc mọi người sức khỏe!

Yến Ngọc

Thông tin bạn nên xem thêm:

Cập nhật lúc 17:17 - 02/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan