Có khá nhiều người không phân biệt được chứng thoái hóa khớp gối và bệnh loãng xương, vì trên cơ bản đây là hai bệnh có triệu chứng tương tự nhau, và rất nhiều người dễ mắc phải. Nhưng nếu bạn xác định chính xác tình trạng của mình thì bạn sẽ có phương hướng điều trị hiệu quả.
Để giúp cho quý độc giả có cái nhìn khách quan về căn bệnh này, giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả, không nhầm lẫn giữa hai bệnh này với nhau. Mời quý độc giả cùng theo dõi những thông tin qua bài viết sau đây:
I. Phân biệt giữa thoái hóa khớp gối và bệnh loãng xương
Đây là hai căn bệnh tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho quá trình sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu bạn có thể phân biệt rõ hai bệnh lý này thì sẽ có thể phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bản thân.
- Thoái hóa khớp gối và loãng xương gây đau nhức và bất tiện cho sức khỏe người bệnh.
- Giống nhau: Đây đều là những căn bệnh về xương khớp, tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cấu trúc xương, khiến bệnh nhân gặp nhiều đau đớn, hạn chế khả năng vận động cũng như tạo nên tiêu cực không nhỏ cho sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Cả hai vấn đề này thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi.
- Khác nhau: Chứng thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa cơ xương khớp, tạo nên những đau nhức nghiêm trọng khi bệnh nhân di chuyển hoặc đi lại. Còn chứng loãng xương là tình trạng mật độ canxi trong ống xương bị sụt giảm nghiêm trọng, gây nguy cơ gãy xương, giòn xương ở người bệnh.
Để biết cụ thể hơn về tình trạng của hai chứng bệnh này, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ thông qua những mục dưới đây:
1. Bệnh thoái hóa khớp gối
Đây là bệnh khiến cho lớp đệm tự nhiên giữa các mô sụn khớp gối bị thoái hóa, gây nên sự ma sát khi bệnh nhân vận động làm nên sự đau đớn, sưng cứng khớp và giảm tính năng vận động của khớp gối.
Tình trạng thoái hóa khớp gối làm các lớp sụn và xương bị hư hỏng, gây nên những phản ứng viêm, xẹp lún đốt xương khiến màng hoạt dịch bị viêm và gây giảm lượng chất nhầy ma sát giữa hai đầu xương.
Bệnh thoái hóa khớp gối thường gây nên tình trạng đau mỏi xương khớp, suy giảm mật độ xương và ảnh hưởng, thậm chí làm biến dạng cột sống như vẹo cột sống gây xẹp lún cột sống lưng.
Người bệnh muốn biết mình có bị thoái hóa khớp gối hay không thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa và uy tín để tiến hành siêu âm, chụp X – quang để đánh dá tình trạng khớp xương được hiệu quả.
2. Bệnh loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh khiến cho mật độ xương suy yếu và trở nên rạn nứt, đứt gãy tạo nên nhiều đau đớn khi vận động, thay đổi tư thế và di chuyển gặp khó khăn. Hiểu đơn giản, đây là căn bệnh khiến xương của bạn bị nhẹ hơn và có nguy cơ bị gãy xương rất cao.
Tại Hoa kỳ, có đến hơn 40 triệu người đang bị chứng loãng xương đe dọa, tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiều cao, sức khỏe xương khớp và đau nhức khi hoạt động.
Loãng xương thường là căn bệnh không có dấu hiệu rõ ràng, mà bệnh này thường phát triển âm thầm giống như một tiến trình vốn có của cơ thể. Đặc trưng tiêu biểu mà bạn có thể biến đến bệnh này là mật độ canxi trong xương dần mất đi làm cho xương giòn và dễ gãy.
- Chứng loãng xương gây nên những hậu quả nghiêm trọng như giòn xương, dễ gãy xương.
Hiện tượng loãng xương thường thấy ở người trung niên và cao tuổi, nhất là ở những phụ nữ đang trong và sau giai đoạn mãn kinh. Bệnh loãng xương còn có thể gặp do di truyền, cung cấp cho thai nhi trong quá trình mang thai, cho con bú hoặc chứng loãng xương thường gặp khi bạn ít vận động, người có khung xương nhỏ, người bị gầy yếu…
Diễn biến chứng loãng xương thường gặp ở những người sau 30 tuổi, các khoáng chất ở trong xương mất dần và bắt đầu có các triệu chứng thoái hóa, đau nhức khi làm công việc nặng nhọc. Loãng xương dễ gây tình trạng giòn đốt sống , dễ lún gãy cột sống khi ngồi hoặc đứng quá lâu.
Việc người bệnh làm các xét nghiệm đo mật độ khoáng chất trong xương như BMC hoặc tỷ trọng chất khoáng BMD rất cần thiết để ngăn ngừa chứng loãng xương hiệu quả.
II. Những cách phòng chống bệnh thoái hóa khớp gối và chứng loãng xương
Đối với cả hai bệnh thoái hóa khớp gối và chứng loãng xương, bệnh nhân nên bảo vệ sức khỏe của mình ngay khi còn khỏe mạnh để ngăn ngừa thoái hóa khớp, cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để về già tránh những biến chứng nguy hiểm:
1. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Cần bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu hàm lượng canxi và các loại rau cả quả để cung cấp vitamin nhóm B, C, E cũng như các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa lão hóa hoặc loãng xương hiệu quả.
Bạn cần ăn nhiều tôm, cua, mực, nghêu, hàu, sò, trứng, thịt và uống từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để giúp bổ sung canxi cho xương chắc khỏe. Ngoài ra không nên ăn quá mặn hoặc dùng các chất kích thích, rượu bia để tránh kích thích thần kinh gây co cứng cơ tạo nên những nguy hại cho hệ khớp. Bạn nên bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để các đầu khớp được hoạt động trơn tru, tránh tình trạng bị khô khớp.
Ngoài ra, bạn không nên bỏ phí nguồn vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Hãy tắm nắng trong khung giờ từ 6h – 8h để hấp thu nhiều vitamin D một cách tốt nhất.
2. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Một trong những việc phòng ngừa thoái hóa khớp gối và loãng xương là việc tăng cường rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên tập gym, yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ… để giúp tăng cường khí huyết lưu thông, bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, làm chậm quá trình lão hóa xương để giảm những bất tiện khi đau nhức khớp.
Bạn không nên cố sức luyện tập gây nên ảnh hưởng xấu và tác dụng phụ cho cơ xương, khi cơ thể có những dấu hiệu đau mỏi, bạn nên nghỉ ngơi để khung xương có thời gian phục hồi. Sau đó, bạn nên tập luyện với cường độ tăng dần để cơ thể thích nghi và giúp xương khớp trở nên dẻo dai hơn.
- Rèn luyện thể dục thể thao giúp phòng ngừa loãng xương và thoái hóa khớp gối.
Bạn cần kiểm soát cân nặng của mình để tránh cho khớp xương gặp những vấn đề nguy hiểm, tạo nên những thiệt thòi vì sức nặng của cơ bắp gây nên cho chúng, khiếp khớp lưng, khớp háng, khớp gối, cột sống… bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ bị lão hóa.
3. Tránh lao động quá sức
Khi bạn bị đau nhức hoặc có các vấn đề về xương khớp, cần hạn chế mang vác vật nặng để không gây nên những tổn thương liên quan đến khớp và xương. Điều này giúp bạn tránh được những chuyển biến xấu trên bề mặt sụn khớp, tránh nguy cơ thoái hóa khớp và tình trạng loãng xương.
Ngoài ra, nếu tình trạng của bạn không có những chuyển biến tích cực, cần đến các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và tư vấn các biện pháp điều trị. Tránh tự ý mua thuốc về dùng gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Chúc bạn nhanh chóng bình phục!
Trang Phạm
Tham khảo thêm bài viết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!