Nghiên cứu cơ chế gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp và phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Đã từng phải ngồi xe lăn gần 2 năm, nhưỡng tưởng sẽ phải chấp nhận cuộc sống như vậy cho đến hết đời, nhưng ông Bùi Tiến Thuật (78 tuổi), Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh giờ đây đã có thể đi lại được bình thường. Sở dĩ có được kết quả bất ngờ đó là do ông đã áp dụng đúng phác đồ điều trị bệnh viêm đa khớp do Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội Bệnh viện YHCT Trung ương, Trưởng khoa Nội, khoa Châm cứu trị liệu tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Nghiên cứu cơ chế gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp và phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Ông Bùi Tiến Thuật đã từng phải “gắn bó” với chiếc xe lăn gần 2 năm do bị viêm đa khớp dạng thấp ở hai gối

Tiến sĩ Bệnh viện YHCT cảnh báo về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp như thế nào?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể dẫn đến những tổn thương ở sụn khớp, hoạt dịch và đầy gối dưới sụn. Do đó, bệnh gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức, khớp co cứng, khó di chuyển, thậm chí là bại liệt. Tính đến thời điểm hiện tại, căn bệnh này chiếm khoảng 0,5 – 2% dân số cả nước.

Bác sĩ Vân Anh cũng cho biết thêm, viêm đa khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi trung niên và người già. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý này cao hơn nam giới (tỷ lệ 2,5:1).

Thực tế, nhiều bệnh nhân vẫn còn khá chủ quan về bệnh. Ở giai đoạn đầu không tìm kiếm phương pháp điều trị triệt để, không kiêng nâng vác nặng, lao động nhiều khiến cho tình trạng sức khỏe, mức độ thoái hóa khớp ngày càng trầm trọng hơn. Các khớp thoái hóa chủ yếu tập trung ở hai đầu gối, cổ chân, thắt lưng, đốt sống cổ… Như trường hợp của ông Thuật (TP. Hồ Chí Minh) là minh chứng cho điều này.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Ngoài ông Thuật, trường hợp của chị Vũ Thu Thủy (47 tuổi, Lục Ngạn, Bắc Giang) cũng được các bác sĩ nhấn mạnh về căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trước kia, chị đã từng được bác sĩ chẩn đoán bị viêm đa khớp dạng thấp ở cổ tay và các ngón tay. Thế nhưng, do điều kiện kinh tế khó khăn, bản thân cũng chủ quan nên không điều trị kịp thời. Sau đợt thu hoạch cam canh vừa rồi, do bê vác nặng, lại phải dậy sớm nên bệnh tình càng trở nên nặng hơn.

Trường hợp của chị Thủy chỉ là một trong hàng nghìn bệnh nhân đã đến và điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Trong đó, đa số người bệnh đều khỏi hoặc có dấu hiệu thuyên giảm tích cực sau khi sử dụng sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn kết hợp liệu trình châm cứu bấm huyệt tại Trung tâm. Tuy nhiên, một số trường hợp khác do bệnh quá nặng, lại không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nên khiến bệnh tình không khỏi.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường gặp ở người già
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi trung niên và người già

Chuyên gia nói gì về cơ chế gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp?

Với hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp, Tiến sĩ Vân Anh đã có rất nhiều nghiên cứu sâu về bệnh lý xương khớp, đặc biệt là viêm đa khớp dạng thấp.

Quan điểm bệnh viêm đa khớp dạng thấp của Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, cơ thể chúng ta có sẵn cơ địa thuận lợi để bệnh lý phát triển, trong đó bao gồm cả yếu tố di truyền. Bệnh phát ra do có kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Sau một thời gian, với sự có mặt của bổ thể, phản ứng kháng nguyên, các kháng thể kết hợp với nhau tại dịch khớp dẫn đến thực bào bởi đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính, các men tiêu thể sản sinh ra để tiêu phức hợp kháng nguyên, kháng thể, phá vỡ bạch cầu và giải phóng vào dịch khớp, từ đó gây ra quá trình viêm không đặc hiệu ở màng hoạt dịch. Phản ứng này gây phù nề, xung huyết, sau đó xâm nhập vào nhiều tế bào viêm (còn gọi là bạch cầu đa nhân trung tính). Theo thời gian, hiện tượng phù nề được thay thế bằng quá trình tăng sinh và phì đại của các hình lông và lớp liên bào phủ, lớp này phát triển ăn sâu vào đầu xương và dưới sụn khớp gây tổn thương phần này. Các tế bào bị tổn thương sẽ bị viêm (chủ yếu là lympho và tương bào). Sau thời gian dài, từ bệnh tổ chức xơ thay thế bằng tổ chức viêm dẫn đến cứng khớp, bất động khớp.

biến chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Nếu không điều trị kịp thời, người bị viêm đa khớp dạng thấp sẽ gặp phải tình trạng bất động, bại liệt

Y học cổ truyền có quan điểm bệnh viêm đa khớp dạng thấp như thế nào?

Theo quan điểm Y học cổ truyền, viêm đa khớp dạng thấp thuộc phạm vi chứng tý. Chứng tý là một trong những chứng chủ yếu của y học cổ truyền. Tý được dùng để diễn tả những tình trạng đau, tê, mỏi, nặng, sưng, nhức, buốt… ở da thịt, xương khớp. Đồng thời, tý cũng diễn tả tình trạng bệnh sinh là sự bế tắc không thông của kinh lạc, khí huyết.

Trong đó, nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp là do dinh bệ hư, bì phu tấu sơ hở, phong, hàn, thấp thừa cơ xâm nhập vào (da, cơ nhục, cân, kinh lạc, khớp, xương) làm sự vận hành khí huyết bị tắc trở gây ra chứng đau, co rút, tê bì hoặc sưng, nóng, đỏ. Nếu để bệnh kéo dài, không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ tái đi tái lại nhiều lần vào sâu gây tổn thương chức năng tạng phủ (can, tỳ, thận) khiến bệnh càng nặng và khó chữa.

Phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Trong Đông y, phác đồ điều trị viêm đa khớp dạng thấp chia thành 2 dạng: Viêm đa khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp (thể phong thấp nhiệt tý) và Thể phong thấp hàn tý.

Phác đồ điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả nhất
Tùy theo từng thể bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp

Phác đồ điều trị cho thể phong thấp nhiệt tý

Đặc điểm tính trạng của người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp thể nhiệt tý bao gồm: Các khớp sưng, nóng, đỏ, đau, cử động khó khăn, sợ gió, ra mồ hôi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Phác đồ điều trị: Khu vong thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi niệu, trừ thấp. Do thể trạng bị sưng, nóng, đỏ nên cần thanh nhiệt, hoạt huyết để giúp khí huyết lưu thông. Hơn nữa, với những người bị bệnh này rất dễ bị phong hàn xâm nhập nên cần sử dụng các phương dược như quế chi, cam thảo để giữ ấm. Ngoài ra, tùy theo từng thể bệnh mà các thầy thuốc sẽ kê thêm những thược dược tri mẫu thang gia giảm khác như: Bạch thược, tri mẫu, phòng phong, kim ngân hoa, hy thiêm, cà gai, ngưu tất, thổ phục linh, sinh địa.

Phác đồ điều trị cho thể phong thấp hàn tý

Dựa trên những chứng trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Trong đó, chứng trạng của bệnh bao gồm: Đau nhức các khớp, cử động đau tăng, sợ gió, sợ lạnh, cảm giác nặng nề tay chân, chất lưỡi hồng, rêu trắng nhợt, mạch huyền khẩn hoặc phù hoãn.
Do đó, với người bị viêm đa khớp dạng thấp thể hàn tý này cần áp dụng phác đồ điều trị: Khu phong tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận. Nhất là trong mùa đông ở miền Bắc tiết trời lạnh, thể bệnh này sẽ sợ gió, sợ lạnh nên cần được tán hàn bằng các vị thuốc ấm nóng như quế chi, quế tân, độc hoạt.

Cụ thể, phương dược cho người bệnh này chính là bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh thang gia vị” bao gồm các loại dược liệu quý như: Độc hoạt, phòng phong, đỗ trọng, ngưu tất, quế chi, tế tân, tần giao, xuyên khung, đương quy, bạch thược, đẳng sâm, cam thảo, bạch linh, sinh địa, cẩu tích, cốt toái bổ…

Như vậy, có thể nói việc nắm rõ phác đồ điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp đóng vai trò quyết định hiệu quả trong việc chữa bệnh. Để hiểu rõ cơ chế gây bệnh cũng như phác đồ điều trị đó người bệnh có thể đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tại 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa Hà Nội. Đến đây, bệnh nhân sẽ được các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực điều trị bệnh xương khớp bằng Y học cổ truyền thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Dương Ngọc

BẠN CẦN BIẾT

Cập nhật lúc 14:58 - 02/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan