Trong quá trình tập luyện thể hình, một vài sai sót nhỏ vô ý cũng có thể khiến bạn gặp phải một số chấn thương ờ khớp cổ tay, khớp khuỷu tay, bắp tay trước, chấn thương xương bả vai, lưng hay đầu gối… Những chấn thương này có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể nên bạn cần trang bị cho mình một số mẹo xử lý khi bị chấn thương do tập thể hình sau đây để giúp khắc phục tình trạng này kịp thời.
Mẹo xử lý khi bị chấn thương do tập thể hình
Chấn thương khớp cổ tay
Đây là chấn thương phổ biến nhất khi tập thể hình mà rất nhiều người gặp phải. Chấn thương khớp cổ tay là do sợi gân nhỏ chạy từ ngón út thẳng đến cổ tay bị tổn thương trong quá trình tập luyện. Khi bị chấn thương khớp cổ tay, người bệnh sẽ thấy đau tê khi xoay nhẹ cổ tay hoặc đau nhói khi vận động mạnh ở cổ tay. Nếu xoay cổ tay sẽ nghe thấy tiếng lách cách.
Chấn thương khớp cổ tay thường xảy ra do thanh tạ bị trượt ra xa khớp cổ tay khi thực hiện động tác đẩy ngực, khi lên xà đơn không nắm chắc khiến cổ tay bị giãn hay khi tập tạ tay trước với tạ thẳng… Vì chấn thương khớp cổ tay liên quan đến dây chẳng nhỏ nên rất lâu hồi phục và rất dễ tái phát. Nếu khi đang tập, bạn thấy nhói đau ở cổ tay, hay giãn cổ tay quá mức thì hãy ngưng tập và sửa lại tư thế, đồng thời xử lý như sau:
- Bạn cho đá lạnh vào túi chườm hoặc cho vào chiếc khăn rồi chườm lên vùng bị tổn thương trong 15-20 phút. Mỗi ngày chườm 3-4 lần, liên tục trong 2 ngày đầu.
- Nâng cao cổ tay bị tổn thương để tránh máu dồn gây sưng tấy hay tụ huyết.
- Hạn chế hoạt động cổ tay bị thương, cho cổ tay nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày.
- Có thể sử dụng thanh nẹp hoặc quấn băng để cố định cổ tay.
- Nếu cảm thấy quá đau, bạn có thể nói rõ với bác sĩ để kê thuốc kháng viêm.
Nếu thấy các dấu hiệu sau đây, bạn cần đi khám ngay để tránh tổn thương nặng hơn:
- Các ngón tay bị sưng húp, có màu đỏ, trắng hoặc xanh lạnh.
- Mất cảm giác các ngón tay, ngón tay khó cử động.
- Cơn đau ngày càng tăng nặng hơn.
Tránh thực hiện các điều sau:
- Không dùng cao chườm nóng như Salonpas, Deep heat… vì chỉ khiến vết thương bị sưng nề và tụ máu bầm nhiều hơn.
- Không nắn sửa cổ tay để tránh làm rách gân nặng hơn.
- Không cố tập luyện tiếp khiến chấn thương sâu hơn.
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Chấn thương bắp tay trước
Chấn thương bắp tay trước thường hiếm gặp nhưng được coi là một trong những chấn thương nghiêm trọng khi tập thể hình.
Chấn thương khớp khuỷu tay
Chấn thương khớp khủy tay thường xảy ra do đẩy tạ nằm quá nặng hoặc chốt khớp khuỷu tay khi tạ ở vị trí cao nhất. Lúc này các cơ không còn căng cứng, trọng lượng của tạ dồn lên xương cánh tay, ổ khớp khủy tay và bao hoạt dịch khiến nó bị biến dạng. Lâu ngày có thể khiến bao hoạt dịch bị giảm đàn hồi và dần thoái hóa.
Trong trường hợp này, để tránh bị chấn thương, bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Khi đẩy ngực, không chốt khuỷu tay mà thẳng tay ra hết cỡ khi ở vị trí cao nhất.
- Khi đưa cánh tay xuống phải tạo với cơ thể 1 góc <90 độ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!