Áp dụng vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa được xem là phương pháp điều trị giúp khôi phục khả năng vận động và giảm chèn ép lên rễ thần kinh.
Vật lý trị liệu dùng tác động vật lý nên không gây ra những tác dụng phụ như việc dùng thuốc điều trị. Cũng chính vì thế mà ngày càng có nhiều người bệnh có ý định thực hiện phương pháp này. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa, những thông tin trong bài viết có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của bạn.
Vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa có hiệu quả không?
Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, chi phối hoạt động của nhiều cơ quan. Một khi vấn đề xuất hiện, những cơ quan khác cũng phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
Đau thần kinh tọa hình thành do sự chèn ép của đốt sống và đĩa đệm lên rễ thần kinh, gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Ngay khi hiện tượng này xuất hiện, dây thần kinh không thể hoạt động như bình thường, mạch máu không thể vận chuyển đủ máu và oxy xuống phần dưới cơ thể. Đây là căn bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, kể cả những người trẻ.
Dùng vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa là một trong những phương pháp được nhiều người thực hiện. Đây là phương pháp không dùng thuốc, thay vào đó sử dụng tác động vật lý để tác động đến hệ thống xương khớp, giải phóng tắc nghẽn và tăng độ linh hoạt cho đốt sống. Tuy nhiên, vì chưa được phổ biến như việc dùng thuốc và có hiệu quả chậm nên nhiều người bệnh vẫn quyết định thực hiện những phương pháp điều trị khác.
Chuyên gia Cơ Xương Khớp Nguyễn Minh Tâm – Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM cho biết:
“Phần lớn người bệnh thực hiện vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa khi bệnh đã tiến triển mãn tính và nặng nề. Những người có mức độ bệnh nhẹ thường ỷ y, ưa dùng thuốc để kiểm soát cơn đau nhanh chóng. Đến khi bệnh tiến triển xấu đi mới thực hiện những tác động vật lý để khôi phục chức năng của đốt sống, đĩa đệm và dây thần kinh.
Đến nay, vật lý trị liệu vẫn được xem là giải pháp điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả và an toàn. Ngoài những kỹ thuật được thực hiện bởi chuyên viên, những bài tập do người bệnh thực hiện cũng đem lại những tác động tích cực đến bệnh lý.”
Vật lý trị liệu đem lại hiệu quả điều trị toàn diện cho người bệnh, do đó chúng tôi khuyến khích người bệnh nên thực hiện phương pháp này để điều trị bệnh lý. Song vì hiệu quả khá chậm nên phương pháp không thích hợp với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng nề.
Điều trị chữa đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa gồm những kỹ thuật do chuyên viên tác động và những bài tập được thực hiện bởi người bệnh. Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết ngay sau đây!
1. Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là kỹ thuật quen thuộc trong vật lý trị liệu, kỹ thuật này dùng nhiệt tác động đến cơ quan đau nhức để giải tỏa và giảm chèn ép. Kỹ thuật đem lại hiệu quả giảm đau khá nhanh chóng, ngay khi chuyên viên tác động, dây thần kinh tọa sẽ giảm căng thẳng và có dấu hiệu giãn ra. Người bệnh sẽ cảm nhận vùng thắt lưng được thư giãn, cơn đau thuyên giảm dần.
Nhiệt trị liệu bao gồm những phương pháp như chiếu tia laser, tia hồng ngoại, chườm nóng,… Ngoài tác dụng giảm đau, nhiệt độ cao từ những phương pháp này sẽ kích thích tuần hoàn máu, tăng khả năng chuyển hóa chất và cải thiện sức khỏe người bệnh hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu đau thần kinh tọa đi kèm theo biểu hiện sưng đỏ và nóng rát ở khớp, người bệnh không nên thực hiện kỹ thuật này.
2. Điện trị liệu
Điện trị liệu là kỹ thuật dùng dòng điện có cường độ nhỏ để kích thích vào dây thần kinh tọa, tác động từ dòng điện sẽ giúp giảm căng thẳng, tăng tuần hoàn máu, mô tế bào nhanh chóng được phục hồi, làm giãn khoảng cách giữa hai đốt sống, giảm áp lực lên nhau. Vì thế cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần.
Hiện nay, ngoài việc sử dụng dòng điện thông thường, chuyên viên có thể đưa thuốc chống viêm, giảm đau theo dòng điện đi sâu vào cơ thể. Thay vì sử dụng thuốc giảm đau thông thường, cách này được xem là biện pháp giảm đau an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều.
Khi thực hiện kỹ thuật điện trị liệu, người bệnh sẽ được xoa bóp để kích thích máu lưu thông, giải phóng hiện tượng tắc nghẽn tại vùng thắt lưng. Áp lực lên dây thần kinh tọa sẽ giảm dần, bệnh sẽ chuyển biến theo hướng tích cực. Vì sử dụng tác động từ dòng điện nên người bệnh cần thực hiện ở những trung tâm y tế uy tín để hạn chế những trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
3. Thủy trị liệu
Thủy trị liệu được phát minh vào đầu thế kỷ 20, được ví như một vị thuốc toàn năng có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có những bệnh lý về xương khớp. Liệu pháp này hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giảm tổn thương lên hệ thần kinh, cân bằng cơ thể, tăng khả năng tái tạo và phục hồi của mô sụn và tế bào xương.
Thực hiện thủy trị liệu không chỉ giúp người bệnh kiểm soát được những cơn đau từ bệnh đau dây thần kinh tọa mà còn giúp người bệnh an thần, ăn ngon và ngủ sâu giấc, tình trạng căng thẳng cũng được cải thiện.
4. Bài tập vật lý trị liệu
Bên cạnh những kỹ thuật được chuyên viên thực hiện, người bệnh nên thực hiện những bài tập vật lý trị liệu để cải thiện độ linh hoạt và khả năng vận động của xương khớp, nhất là vùng hông và chi dưới.
Chuyên mục xin chia sẻ 3 bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa hiệu quả.
+Bài tập lưng
Bài tập lưng nhằm giảm áp lực giữa các đốt sống lên nhau, đồng thời khôi phục chức năng của đĩa đệm, hạn chế tình trạng đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh làm xuất hiện cơn đau. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa chính là bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân thuộc trường hợp này nên thực hiện bài tập lưng để khắc phục cơn đau từ bệnh hiệu quả.
Thực hiện:
- Nằm ngửa trên mặt phẳng, chân và tay để xuôi theo chiều cơ thể
- Nâng một đầu gối về phía ngực, dùng tay kéo sát đầu gối vào ngực
- Duy trì trong khoảng 15 giây và thực hiện đầu gối còn lại
Không nên kéo quá mạnh gây tổn thương lên vùng thắt lưng, nên kết hợp với hơi thở để điều hòa tuần hoàn máu. Thực hiện mỗi chân khoảng 3 lần và duy trì đều đặn mỗi ngày để cải thiện sự linh hạt của thắt lưng.
+Bài tập giữ thăng bằng
Bài tập giữ thăng bằng đòi hỏi người bệnh phải kết hợp nhiều bộ phận trên cơ thể nhằm cải thiện khả năng vận động một cách toàn diện. Tuy nhiên những người thường gặp cơn đau do vận động mạnh không nên thực hiện bài tập này, bởi cơn đau có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện.
Thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, chân để thẳng trên sàn
- Từ từ hạ lưng về phía sau sao cho tạo thành góc 45 độ với sàn nhà
- Đầu gối co thành góc 90 độ
- Tay nâng lên và song song với sàn
- Giữ tư thế trong khoảng 10 giây
Nên điều hòa hơi thở để có thể giữ thăng bằng tốt hơn, ít người biết rằng việc luyện tập giữ thăng bằng lại rất tốt cho não bộ. Đem lại khả năng tập trung cho não, người bệnh làm việc với hiệu suất cao hơn.
+Bài tập đùi
Bài tập đùi dành cho những người đau thần kinh tọa và cơn đau có xu hướng lây lan xuống bắp đùi. Đây là bài tập tăng độ linh hoạt của vùng đùi và thắt lưng, đồng thời tăng cơ bắp, cải thiện xương khớp hiệu quả.
Thực hiện:
- Dùng vật cố định có hình vuông, chắc chắn có thể đứng lên được
- Bạn đứng thẳng và đưa chân trái lên vật cố định
- Tiếp tục dùng chân trái làm điểm tựa nâng cả cơ thể
- Đặt chân phải lên trên cùng với chân trái
Thực hiện động tác này khoảng 10 lần, nên thực hiện vào buổi sáng vì mức độ nhẹ nhàng có thể khắc phục được tình trạng cứng khớp.
Để phương pháp vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo có chế độ sinh hoạt và luyện tập khoa học. Đồng thời nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh và loại bỏ những thực phẩm có hại đến hệ thống xương khớp để bệnh nhanh chóng được chữa khỏi.
Phương Thảo
Tham khảo thêm:
Gio chong e ko con dau nua nhung cac co chan bi teo khop goi chan trai ko giu duoc va yeu dan di ko lam chu duoc.bac si cho e hoi gio phai lam sao de phuc hoi lai duoc ah