Từ ngàn xưa, ông bà ta đã dùng thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp. Các bài thuốc có nguồn gốc và xuất xứ từ tự nhiên, rất lành tính và hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Tỷ lệ người bệnh chữa khỏi phong thấp sau khi dùng thuốc Đông y luôn chiếm số lượng chẳng thua kém gì khi chữa bằng Tây y. Để hiểu hơn về cách dùng thuốc Đông y chữa bệnh phong tê thấp, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế của cách này. Đồng thời tham khảo những bài thuốc thường được sử dụng để điều trị phong thấp thành công.
Phong thấp dưới góc nhìn Đông y
Bệnh phong thấp (còn gọi là tê thấp) có bệnh danh trong Đông y là tý chứng. Đây là đầu bệnh thường gặp và gây nhiều bất tiện, khó khăn trong cuộc sống hoạt động hằng ngày của bệnh nhân.
Theo Đông y, bệnh danh tý chứng được cắt nghĩa như sau: tý là bế (bế khí), chứng là chứng bệnh. Tý chứng nghĩa là khí huyết bế tắc, gặp khó khăn trong việc lưu thông tuần hoàn. Từ đó nghẽn uất mà sinh bệnh. Những biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh phong thấp là: đau nhức, tê bì, mỏi nặng, có thể kèm theo sưng tấy, mẩn ngứa tại các cơ khớp, xương gân. Ngoài ra, lòng bàn tay hoặc bàn chân thường đổ mồ hôi trộm, tay chân lạnh, đầu ngón nhợt nhạt,…
Có thể quy 2 nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp thường gặp nhất là do: nội nhân và ngoại nhân.
Với ngoại nhân, đó là sự ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm ướt), táo (khô), hỏa (nhiệt). Khi chúng không được cân đối hài hòa, khí huyết sẽ hỗn loạn, tạo thành tà khí gây ra các triệu chứng bệnh phong thấp.
Với nội nhân, nguyên nhân hình thành bệnh là bảy yếu tố “thất tình lục dục” : hỷ (vui), nộ (giận), ái (yêu), ố (ghét), ai (buồn), lạc (vui), dục (ham muốn). Bất kỳ yếu tố nào mất cân bằng đều sẽ gây tổn hại đến thân thể. Từ đó sinh ra bệnh u uất, tắc nghẽn kinh mạch, phong thấp,…
I. Vì sao nên dùng Đông y chữa bệnh phong thấp?
Đông y là nền y học cổ truyền của Việt Nam, gồm có nhiều phương pháp như: thuốc uống, bấm huyệt, châm cứu,… Ở đây, ta sẽ nhắc đến cách dùng Đông y chữa bệnh phong thấp phổ biến nhất: sắc thuốc.
Đa phần các phương thuốc là sự kết tinh tri thức vĩ đại của cổ nhân. Bằng những lá cây ngọn cỏ, các danh y đã tìm ra các bài thuốc có thể điều trị phong thấp thành công hiệu quả.
Các ưu điểm khi dùng Đông y chữa bệnh phong thấp:
- An toàn lành tính: với nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, hầu như các bài thuốc đem lại khả năng chữa trị và ôn dưỡng cơ thể. Hầu như người bệnh sẽ cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, khoan khoái hơn sau một thời gian dài kiên trì uống thuốc điều độ.
- Tiết kiệm chi phí: chính những loại thảo dược được phối phương theo định lượng là “vị cứu tinh” của người bệnh phong thấp. Vì thế giá thành của bài thuốc theo đó cũng rẻ hơn rất nhiều.
- Chữa tận gốc: dùng Đông y chữa bệnh phong thấp nghĩa là “đánh vào” gốc bệnh. Các chức năng cơ thể nhanh chóng được điều hòa, nuôi dưỡng và chăm sóc.
- Không bị lờn thuốc: khi sử dụng Tây y, sau một thời gian nhất định cơ thể sẽ xảy ra tình trạng phụ thuộc thuốc, phải dùng thuốc tăng liều lượng. Thế nhưng với Đông y thì không có tình trạng này xảy ra.
Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, vì là phương pháp có mặt từ ngàn năm trước nên ít nhiều vẫn tồn tại những khuyết điểm bạn cần lưu ý.
- Thời gian: một trong những điều làm người bệnh “nản lòng thoái chí” chính là chữa bệnh phong thấp bằng Đông y sẽ mất nhiều thời gian. Thời gian điều trị kéo dài, tác dụng chậm, lâu thấy hiệu quả.
- Phụ thuộc cơ địa: với mỗi mức độ bệnh và tình trạng cơ thể khác nhau, hiệu quả bài thuốc thể hiện cũng sẽ khác nhau. Thời gian lâu mau cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa này.
- Mất nhiều công sức: các bài thuốc có thể khiến bạn phải dành thời gian để thực hiện các giai đoạn: phơi, sàng, mài, sắc,… công phu. Tuy nhiên hạn chế này đang dần được khắc phục bằng các dạng đan dược (thuốc viên), cao đặc, …
- Chữa bệnh phong thấp “tự nhiên” : dùng Đông y chữa bệnh phong thấp chỉ thể hiện hiệu quả vượt trội trong những ca bệnh do yếu tố tự nhiên hình thành. Ví như cách ăn uống, tâm tư,… dẫn đến phong thấp. Các nguyên nhân gây bệnh phong thấp khác có thể sẽ mất thêm nhiều thời gian và công sức hoặc phải kết hợp thêm biện pháp y khoa khác mới khỏi hẳn.
II. 7 bài thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp hiệu quả
Bạn có thể tham khảo cách dùng Đông y chữa phong thấp qua các bài thuốc thường được sử dụng dưới đây.
1.Chữa phong thấp đau, sưng tê
Chuẩn bị:
15g đau xương
12g mỗi vị: rễ cỏ xước, rễ lá lốt, cây tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ tầ sọng, cây dung dúc, củ cốt khí, củ ô dược, củ vôi, ý dĩ, tỳ giải.
6g mỗi vị: thiên niên kiện, huyết giác
Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu sắc thành thuốc. Bạn cần sắc 3 lần, mỗi lần 4 bát sắc cạn còn 1 bát. Hòa 3 bát đun lại 1 lần và chia uống trong ngày.
2. Chữa phong thấp đau nặng ở gối khớp
Chuẩn bị:
15g mỗi vị: đơn gối hạc, câu đằng, ô dược, thổ phục
12g mỗi vị: phòng kỷ, độc hoạt, phòng phong, thương nhĩ tử
1 chén hạt đậu đen
Thực hiện:
- Đậu đen sao vàng hạ thổ
- Đem đậu đen sắc cùng các nguyên liệu trên, sắc 3 lần liên tục, mỗi lần 4 bát thành 1 bát.
- Đem 3 bát sắc cùng nhau cho đều vị, chia thành sáng, chiều, tối và uống khi còn ấm.
3. Chữa phong thấp, thanh nhiệt giải độc
Chuẩn bị:
6g hồng hoa
12g mỗi vị: đương quy, mộc hoa, ngưu tất, phòng phong, phục linh, tầm giao, tang ký sinh, thương truật, tỳ giải, uy linh tiên
Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc thành thuốc, ngày 2 lần uống khi còn ấm.
4. Tán hàn khứ phong, tứ chi khó co duỗi
Chuẩn bị:
20g các vị: phục linh, nhũ hương, mộc dược
30g phụ tử
40g các vị: bạch truật, cam thảo, đương quy, phòng phong, quế chi, ý dĩ nhân
Thực hiện:
- Đem các nguyên liệu tán thành bột
- Ngày dùng 12g bột, hòa cùng nước ấm uống 4 lần/ngày.
5. Chữa phong chạy, khớp sưng nóng, phong thấp thể nhiệt
Chuẩn bị:
10g các vị: vỏ cây núc nác (tẩm muối sao vàng), cam thảo đất
20g mỗi vị: thổ phục linh, ý dĩ (sao vàng), trinh nữ (sao vàng)
30g lá lốt tươi
Thực hiện:
- Các vị sắc với 600ml nước, sắc cạn còn 200ml thì chia thành 2 lần uống tronng ngày. Uống ít nhất 5-7 ngày để thấy hiệu quả.
6. Trị xương khớp nhức mỏi, vận động khó, người mệt mỏi giảm sút, tay chân lạnh
Chuẩn bị:
10g mỗi vị: rẻ gấc, cơm lênh, rễ cau (chìm dưới đấy)
12g các vị: rẻ bưởi bung, lá lốt, rễ tầm xuân
15g các vị: bạch phấn đằng, hoài sơn, rễ cỏ xước, quả vú bò
Thực hiện:
- Đem tẩm rượu, sao vàng, hạ thổ
- Cho sắc cạn còn 200ml nước thuốc, 2 lần/ngày.
7. Trị đau nhức, tay chân tê mỏi
Cách thực hiện: Đinh công đằng, hy thiêm thảo, lạc hạc thảo, tang chi với các lượng bằng nhau. Đem chúng ngâm với rượu nếp 35-40 độ trong 30 ngày là dùng được.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 15-20ml sau khi ăn no để điều trị phong thấp.
Với những bài thuốc và ưu điểm, hạn chế khi dùng Đông y chữa bệnh phong thấp, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích. Để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ nhanh chóng, bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy thuốc, tiệm thuốc lớn uy tín. Cần kiên trì và kết hợp thêm ăn uống, nghỉ ngơi, vận động để thấy được hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!