Đau thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp gây ra những cơn đau đớn ở vùng hông, mông và đùi của người bệnh. Hiện nay có rất nhiều cách để giảm các cơn của bệnh trong đó các động tác xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau thần kinh tọa một cách hiệu quả và thực hiện vô cùng đơn giản.
Bài viết sẽ chia sẻ cho người những động tác xóa bóp và bấm huyệt đơn giản, có thể giảm những cơn đau thần kinh tọa một cách nhanh chóng.
Xoa bóp bấm huyệt có giảm đau thần kinh tọa được không?
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp của y học cổ truyền, phương pháp này sử dụng bàn tay để thực hiện các thao tác vào huyệt mạch của cơ thể để giảm đau. Đây là cách điều trị có từ rất lâu đời, dù không tác động sâu vào bên trong cơ thể nhưng hiệu quả giảm đau đã được nhiều người kiểm chứng.
Với những động tác này, lưu lượng máu sẽ được cải thiện rõ rệt, giảm tình trạng tắc nghẽn hoặc chèn ép các dây thần kinh ở vùng hông và mông của người bệnh, từ đó các cơn đau do bệnh thần kinh tọa sẽ giảm đi nhanh chóng. Để đem lại hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần biết cách thực hiện các động tác để tác động đúng vào huyệt và mạch máu gây ra các cơn đau.
Phương pháp này còn giúp giãn cơ, tăng cường gân cốt và cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Thực hiện xoa bóp bấm huyệt thường xuyên, các cơn đau thần kinh tọa sẽ ít xuất hiện hơn, các biểu hiện như tê bì chân tay, mỏi một bên cơ thể sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
5 động tác xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau thần kinh tọa
Để thực hiện các động tác xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau thần kinh tọa, người bệnh nên nhờ người thân giúp đỡ để có thể giảm đau một cách nhanh chóng.
Sau đây là 5 động tác xoa bóp bấm huyệt rất đơn giản, có tác dụng làm giảm các cơn đau thần kinh tọa.
1. Động tác xoa bóp
Để thực hiện động tác này, bệnh nhân nằm sấp trên giường, người thực hiện dùng tay xoa nhẹ từ vùng thắt lưng và chạy dọc xuống các vùng người bệnh bị đau khác. Ban đầu chỉ xoa nhẹ để kích thích thân nhiệt nóng lên, sau đó thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng từng vùng, có thể tăng dần độ mạnh của bàn tay để kích thích lưu thông huyết mạch, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh. Các cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Động tác này nên được thực hiện 1 lần/ ngày, mỗi lần thực hiện kéo dài 3 – 5 phút hoặc đến khi cơn đau biến mất hoàn toàn.
2. Động tác day miết
Dùng lòng bàn tay ở vùng xương dưới ngón cái để đè mạnh lên vị trí người bệnh bị đau, day trong vòng 15 giây rồi thả ra. Tiếp tục thực hiện ở những vùng khác, chạy dọc theo dây thần kinh tọa. Với động tác này các cơ xương và dây thần kinh sẽ được thư giãn và giãn ra khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu, các cơn đau thần kinh tọa sẽ được xoa dịu. Hoặc có thể dùng 3 ngón giữa chụm vào nhau và day miết lên vùng thắt lưng, hông và đùi của bệnh để làm giảm những cơn đauở vùng này.
Khi thực hiện, nên day miết từ mức độ nhẹ rồi đến mạnh để giúp người bệnh quen dần. Hơn nữa cách này còn khiến khớp xương được cải thiện, người bệnh vận động dễ dàng hơn. Thực hiện đều đặn động tác này mỗi ngày, ngay cả khi cơn đau không xuất hiện để ngăn ngừa và hạn chế các biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa.
3. Động tác bóp nắn
Sử dụng lực của cả bàn tay bóp vào vùng người bệnh bị đau, sau đó nắn nhẹ nhàng để kích thích mạch máu và các dây thần kinh. Nên thực hiện nắn một cách nhẹ nhàng, bởi nếu sử dụng cường độ mạnh rất có thể các khớp xương ở vùng này sẽ bị tổn thương và gây sưng viêm.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày, mỗi lần nên thao tác từ 3 – 5 phút để giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.
4. Động tác lăn
Sử dụng cổ tay lăn lên vùng người bệnh bị đau, nên lăn nhẹ nhàng sau đó vừa lăn vừa đè xuống để tăng cường khả năng lưu thông máu, giảm sự chèn ép của các khớp xương lên các dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức.
Nên thực hiện theo từng vùng, mỗi vùng thực hiện 5 – 7 lần để giảm đau hiệu quả. Tương tự các động tác khác, người bệnh nên thực hiện động tác này mỗi ngày để hạn chế sự xuất hiện các cơn đau thần kinh tọa.
5. Ấn huyệt
Nếu các động tác trên không giúp người bệnh giảm các cơn đau thần kinh tọa, có thể thực hiện ấn huyệt để đem lại hiệu quả điều trị cao hơn. Thay vì tác động vào các vùng bị đau một cách thông thường, ấn huyệt buộc người thực hiện phải xác định đúng huyệt mạch trên cơ thể, tác động ngón tay vào đó để làm giảm sự căng thẳng và chèn ép của các dây thần kinh và giảm đau hiệu quả.
Người thực hiện tác động vào các huyệt sau để giảm các cơn đau thần kinh tọa:
- Huyệt thận du: huyệt này nằm dưới đốt sống thắt lưng số 2, đo sang ngang 1.5 thốn. Tác động vào huyệt này chủ trị đau thắt lưng, trị thận viêm, cải thiện sinh lý.
- Đại trường du: huyệt nằm ở dưới gai sống thắt lưng số 4, đo ngang 1.5 thốn. Chủ trị lưng đau, đau thần kinh tọa, vùng lưng co giật và khó vận động.
- Huyệt thừa sơn: huyệt nằm ở giữa đường nối huyệt Ủy trung và gót chân, cách huyệt Ủy trung 8 thốn. Chủ trị bắp chân co rút, đau thần kinh tọa, chi dưới tê bì và giảm khả năng vận động.
- Huyệt ủy trung: nằm ở mặt sau đầu gối, chính giữa đường chỉ ngang nếp nhượng chân. Tác dụng trị viêm khớp gối, cơ chân tê bại, đau thần kinh tọa.
- Huyệt thừa phù: huyệt nằm ở dưới mông, tác động để điều trị các cơn đau thần kinh tọa, chi dưới không có sức lực và khó vận động.
Việc tác động đến các huyệt này sẽ giúp lưu thông khí huyết, gân cốt được thư giãn, giảm áp lực từ xương khớp chèn ép lên hệ thống thần kinh. Từ đó các cơn đau thuyên giảm hiệu quả hơn các động tác xoa bóp thông thường. Người bệnh có thể thực hiện xoa bóp kết hợp với bấm huyệt để làm giảm những cơn đau một cách nhanh chóng hơn, hạn chế tần suất xuất hiện những cơn đau ở vị trí này.
Bên cạnh việc thực hiện các động tác xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau thần kinh tọa, người bệnh có thể kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu để việc điều trị có kết quả cao hơn. Ngoài ra cần chú ý tư thế làm việc, dành thời gian nghỉ ngơi và thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị đau thần kinh tọa. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!
Phương Thảo
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!