Đau thần kinh tọa có chữa được không – Chuyên gia tư vấn

“Mong bác sĩ giải đáp giúp cho liệu chứng bệnh đau thần kinh tọa có chữa được không? Vì tôi bị chứng bệnh này đã hơn 1 năm nay, cả người cứ đau nhức liên miên, nhất là vùng thắt lưng chạy dài xuống dưới mông, đùi và 2 chân nên hoạt động đi lại đều rất khó khăn. Tuy đã châm cứu nhiều nơi nhưng tôi thấy mọi việc đâu vẫn vào đấy. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, trân trọng biết ơn”

Chị Văn Thị Thùy Linh – Đắk Lắk tâm sự

Chào chị Linh!

Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chuyên khoa xương khớp. Chứng đau thần kinh tọa hiện nay đã là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở những người lao động nặng nhọc, nghệ sĩ xiếc, vũ công, vận động viên cử tạ nhân viên văn phòng… Để tìm câu trả lời cho việc chứng Đau thần kinh tọa có chữa được không thì mời chị Linh cùng theo dõi qua những chia sẻ dưới đây:

I. Đau thần kinh tọa có chữa được không – Bác sĩ giải đáp

Đau dây thần kinh tọa là những cơn đau lưng xuất hiện khi hệ thống dây thần kinh tọa (thần kinh hông) bị chèn ép dẫn đến tổn thương. Vậy bệnh lý này có chữa khỏi được không hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
Đau thần kinh tọa có chữa được không
Đau thần kinh tọa có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay.

1. Tìm hiểu về chứng đau thần kinh tọa

Thần kinh tọa là dây thần kinh dài và lớn nhất trong cơ thể, dây thần kinh tọa xuất phát từ vùng thắt lưng kéo dài xuống đến tận các ngón chân, chức năng của hệ thống dây thần kinh tọa là chi phối toàn bộ hoạt động thể chất của cơ thể nói chung và khả năng vận động của đôi chân nói riêng.

Theo số liệu thống kê gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì hiện nay có đến 42% dân số đang phải chịu ít nhất 1 lần đau thần kinh tọa trong đời, và điều trị không dứt điểm dễ gây biến chứng nguy hiểm:

  • Chứng cơ hình lê: Cơ hình lê nằm cạnh mông, trên khớp háng giúp cố định khớp háng và chỉ đạo việc vận động của phần thân dưới. Nếu cơ hình lê bị co thắt thì sẽ chèn ép gây các dây thần kinh tọa nằm bên dưới gây đau thần kinh tọa.
  • Hẹp ống sống: Ống sống là khoang rỗng chứa tủy sống và dây thần kinh. Đau thần kinh tọa dễ dẫn đến chứng hẹp ống sống. Bệnh này thường gặp ở người già.
  • Thoái hóa đĩa đệm: Theo thời gian, đĩa đệm cột sống sẽ bị lão hóa, mất đi linh hoạt và dẻo dai. Lượng nước trong đĩa đệm bị rò rỉ dẫn đến đau thần kinh tọa.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống: Tình trạng này thường gặp ở người bốc vác hàng, thợ xây, phụ hồ, xích lô… và dễ tiến triển thành đau thần kinh tọa.
  • Trượt đốt sống: Tình trạng này làm đốt sống trượt ra khỏi hàng các đốt sống còn lại. khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép nghiêm trọng dẫn đến đau đớn.

2. Đau thần kinh tọa có chữa được không?

Câu hỏi này không chỉ là thắc mắc riêng của chị Linh, mà còn là nan đề mà rất nhiều người bệnh luôn băn khoăn tìm lời giải.

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân mắc phải chứng đau thần kinh tọa, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, tại đây các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, sau đó tiến hành đưa ra phác đồ điều trị theo từng nguyên nhân là có thể chữa được chứng bệnh đau thần kinh tọa.

Nếu bạn bị đau thần kinh tọa do căng cơ hay làm việc nặng nhọc thì nên nghỉ ngơi thường xuyên, tránh quá sức khiến tình trạng sức khỏe thêm trầm trọng.

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu và điều trị kịp thời chứng đau thần kinh tọa, chữa đúng thầy đúng thuốc sẽ giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lui, khôi phục lại sức khỏe vốn có.

II. Những cách điều trị đau thần kinh tọa phổ biến

Ngày nay, với sự phát triển của các thành tự Y tế, việc điều trị triệu chứng đau dây thần kinh tọa được đa dạng hơn, mang lại nhiều lợi ích điều trị và đẩy nhanh quá trình bình phục:

chữa đau thần kinh tọa.
Các phương pháp chữa đau thần kinh tọa được áp dụng phổ biến.

Dưới đây là những phương pháp đang được áp dụng để điều trị căn bệnh này:

  • Chữa theo Đông y: Chữa đau thần kinh tọa theo Đông Y giúp khu phong, tán hàn, bồi bổ thận, thông kinh hoạt huyết, giảm tê buốt và thư giãn cơ bắp, đánh tan cảm giác đau ở thắt lưng và mông…
  • Tây y: Dùng Tây y chữa đau thần kinh tọa là biện pháp khá phổ biến, tuy nhiên không chưa tận gốc cơn đau, nên phối hợp với các biện pháp khác. Thuốc điều trị thường là thuốc giảm đau Aspirine, thuốc kháng viêm chứa Corticoid hoặc Novocain… nhằm phong bế rễ thần kinh trong màng cứng, tăng cường bổ sung vitamin B12 cho người bệnh.
  • Châm cứu: Là phương pháp đcó hiệu quả tức thì, giúp giảm nhanh chóng các cơn đau. Các lương y sẽ châm cứu các huyệt đạo chính ở dưới thắt lưng, ở mông, ở đùi xuống đến gót chân nhằm giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thông kinh hoạt lạc, hành khí dưỡng huyết mà không lo tác dụng phụ.
  • Xoa bóp bấm huyệt: Đây là phương pháp chữa đau thân kinh tọa khá hiệu quả, các thủ pháp như day, ấn, lăn, massage… giúp cơ thể thả lỏng, thư giãn gân cốt, khí huyết lưu thông và phục hồi nhanh chóng hơn.
  • Vật lý trị liệu: Các phương pháp có tác dụng và được áp dụng phổ biến nhất là: Tập với máy kéo cơ, chườm lạnh hoặc chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, xung điện, nắn cột sống, đắp sáp nến, chiếu bước sóng ngắn…. hoặc luyện tập với xà đơn, tắm bùn khoáng thường xuyên.
  • Phẫu thuật: Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể sẽ được tiến hành phẫu thuật mổ mở hoặc mổ laser.

⇒ Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo thêm các chế độ dinh dưỡng, hình thức thể thao dành cho người đau thần kinh tọa theo ý kiến của bác sĩ.

Chỉ cần người đau thần kinh tọa kiên trì và theo đuổi phương pháp điều trị thì bệnh sẽ nhanh chóng diễn biến tốt đẹp.

Như vậy, câu hỏi của chị Linh về bệnh đau thần kinh tọa có chữa được không đã được chuyên khoa xương khớp giải đáp.

Tùy vào mức độ bệnh mà chị Linh có thể tham khảo các liệu pháp khác nhau để điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Chúc chị Linh nhanh chóng hồi phục!

Song Lam (Tổng hợp)

Có thể bạn nên biết: Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ thể dục không?

Cập nhật lúc 16:39 - 07/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan