Điều trị thoái hóa xương bánh chè

Thoái hóa xương bánh chè là một trong những bệnh thoái hóa khớp khá phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của bệnh nhân. Phương pháp điều trị thoái hóa xương bánh chè như thế nào? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết được cách điều trị căn bệnh xương khớp này.

Nguyên nhân gây thoái hóa xương bánh chè

Thoái hóa xương bánh chè thuộc chứng thoái hóa khớp gối, một căn bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất hiện nay. Nguyên nhân gây thoái hóa xương bánh chè đó là:

#1. Tuổi tác

dieu-tri-thoai-hoa-xuong-banh-che-1

Bệnh thoái hóa xương bánh chè thường xuất hiện ở những người tuổi trung niên trở lên, nhất là người cao tuổi. Điều này đồng nghĩa với quá trình lão hóa cơ thể diễn ra nhanh chóng. Hệ xương khớp bị ảnh hưởng và thoái hóa dần. Với những khớp hoạt động thường xuyên và chịu nhiều áp lực cơ thể như xương bánh chè thì nguy cơ bị thoái hóa rất cao.

#2. Chấn thương xương khớp

Trong cuộc sống hàng ngày khó tránh khỏi té ngã, va đập, tai nạn… khiến xương khớp bị ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng. Nếu tổn thương đến xương bánh chè ảnh hưởng đến quá trình phục hồi xương có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

#3. Lạm dụng thuốc

Lạm dụng thuốc corticoide trong thời gian dài càng đẩy nguy cơ thoái hóa xương bánh chè tăng cao hơn.

Bên cạnh đó, những yếu tố khác như thừa cân, béo phì, mắc bệnh xương khớp bẩm sinh, nhiễm khuẩn xương khớp hay chế độ ăn uống kém khoa học… cũng có thể dẫn đến thoái hóa xương khớp, trong đó có xương bánh chè.

Điều trị thoái hóa xương bánh chè

Để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa xương bánh chè, người bệnh cần phải thực hiện một số thủ tục, xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang,.. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị thoái hóa xương bánh chè bao gồm:

#1. Điều trị nội khoa

dieu-tri-thoai-hoa-xuong-banh-che-2

  • Dùng thuốc kháng viêm để giảm đau và sưng viêm cho người bệnh. Thuốc có khả năng gây tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa nên cần được theo dõi kỹ khi sử dụng.
  • Thuốc tăng tái tạo sụn khớp Golsamin kèm theo tác dụng giảm đau.
  • Tiêm corticoide có khả năng giảm đau hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên có nguy cơ nhiễm trùng cao nên cần thận trọng khi sử dụng.
  • Tiêm Hyarulonic acid giảm đau nhanh và duy trì tác dụng trong vài tháng.
  • Nẹp gối giúp khớp gối được vững vàng.

#2. Điều trị ngoại khoa

Khi các phương pháp nội khoa không mang đến hiệu quả, phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ xem xét và chỉ định.

Thoái hóa xương bánh chè không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây hạn chếvận động của người bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy vùng xương bánh chè xuất hiện các dấu hiệu đau nhức bất thường, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám để điều trị kịp thời và hiệu quả.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Cập nhật lúc 17:16 - 02/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan