Đau xương mu và khớp háng là tình trạng đau nhức xương khớp ít gặp. Cũng chính vì vậy mà khi tình trạng này xuất hiện, người bệnh không tự xác định được nguyên nhân và hướng khắc phục phù hợp.
Tình trạng này có thể tiếp diễn và trầm trọng hơn nếu không tác động điều trị từ sớm. Những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh trang bị kiến thức cần thiết về vấn đề đau xương mu và khớp háng, từ đó dễ dàng xử lý khi tình trạng xuất hiện.
Đau xương mu và khớp háng do đâu?
Khớp háng là vị trí khớp ở hai bên hông, đây là vị trí dễ phát sinh cơn đau nếu phần trên cơ thể tác động áp lực lớn trong một thời gian dài. Xương mu là vị trí xương ở trên cơ quan sinh dục, vùng xương này rất ít khi bị tổn thương vì hầu như không phải chịu áp lực lớn từ cơ thể.
Tình trạng đau xương mu và khớp háng xuất hiện có thể do những thay đổi bên trong cơ thể. Hoặc có thể là hệ quả của các vấn đề cấp và mãn tính.
1. Do mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng phổ biến nhất gặp phải tình trạng đau xương mu và khớp háng. Điều này được giải thích như sau:
- Tăng trọng lượng cơ thể
Khi mang thai, cơ thể mẹ có thể tăng từ 10 – 15kg trong một thời gian ngắn. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh tạo áp lực lớn lên vùng thắt lưng và hông, làm phát sinh những cơn đau xương khớp ở các vị trí này.
- Thiếu canxi
Thiếu canxi ở mẹ bầu thường xuất hiện ở tháng thứ 5 thai kỳ. Đây là thời điểm bé phát triển xương nên nếu mẹ không kịp thời bổ sung, tình trạng thiếu hụt canxi rất dễ xảy ra. Thiếu canxi khiến xương yếu, dễ tổn thương, nếu phải chịu áp lực lớn chúng sẽ phát sinh những cơn đau nhức ở các vị trí nhạy cảm, như xương mu và khớp háng.
- Trọng lượng thai nhi lớn
Trong trường hợp thai nhi lớn hoặc mẹ mang thai đôi, áp lực từ bụng bầu lên vùng xương mu và khớp háng sẽ tăng lên nhiều lần. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng xuất hiện cơn đau ở các vị trí này cũng tăng theo tỷ lệ thuận.
- Tăng hormone relaxin
Vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản sinh hormone relaxin để nới giãn khung xương chậu, giúp em bé quay đầu để chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Xương chậu giãn sẽ khiến các khớp xương dịch chuyển, chúng có thể va vào nhau và gây ra các cơn đau nhức.
Những thay đổi sinh lý này cùng với các sai lầm khi sinh hoạt ở mẹ bầu chính là nguyên nhân khiến tình trạng đau xương mu và khớp háng xuất hiện. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng thông thường, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Sau khi sinh em bé khoảng vài tháng, cơn đau sẽ biến mất hoàn toàn.
2. Do ung thư di căn
Ung thư phổi và ung thư tuyến giáp là hai loại ung thư có khả năng di căn vào xương khá cao. Tế bào ung thư có thể di căn đến bất cứ bộ phận xương khớp nào, gây ra các cơn đau nhức tương tự như cơn đau do bệnh xương khớp gây ra.
Biểu hiện dễ thấy nhất ở tình trạng đau xương do ung thư di căn là ngoài cơn đau nhức, người bệnh không hề nhận thấy biểu hiện nào ở bên ngoài khớp như sưng viêm, đỏ rát,…
Đau xương mu và khớp háng có thể do tế bào ung thư di căn đến xương chậu, khớp háng và xương mu, gây ra những cơn đau ở các vị trí này. Đây là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên tình trạng này đang có xu hướng gia tăng vì tế bào ung thư đã phát triển hơn trước, chúng di căn âm thầm và gây ra các phản ứng phức tạp trong cơ thể.
3. Do phẫu thuật
Phẫu thuật có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương mu và khớp háng. Phẫu thuật cắt bỏ khối u ở thận, hay cấy ghép thận làm tổn thương những cơ quan xung quanh. Thận nằm gần xương mu và khớp háng nên nếu thực hiện các phẫu thuật phức tạp tại thận, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện tại các cơ quan này.
Ngoài ra, vết thương sau phẫu thuật bị nhiễm trùng có thể khiến vùng hông đau nhức cục bộ, khiến nhiều người lầm tưởng mắc phải bệnh viêm khớp.
4.Do chấn thương
Chấn thương ở vùng xương mu và khớp háng khi lái xe, lao động hoặc chơi thể thao, sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây đau nhức ở các vị trí này.
Xương mu và khớp háng khá gần nhau nên khi chấn thương ở mức độ mạnh, tổn thương có thể xuất hiện ở cả hai vị trí. Khi xuất hiện chấn thương, người bệnh cần tiến hành điều trị ngay tránh gây ảnh hưởng vĩnh viễn lên các cơ quan này.
Đây là 4 nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra tình trạng đau xương mu và khớp háng. Với một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể gặp phải những nguyên nhân hiếm gặp hơn. Các nguyên nhân hiếm gặp thường khó điều trị và dễ để lại di chứng, hãy trao đổi ngay với bác sĩ nếu cơ thể nằm trong trường hợp này.
Phải làm sao khi cơn đau xương mu và khớp háng xuất hiện?
Có khá nhiều cách điều trị đau xương mu và khớp háng. Người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân trước khi lựa chọn hướng khắc phục để đạt hiệu quả cao nhất.
- Ung thư di căn rất khó để điều trị nhưng nếu thực hiện nghiêm túc theo phác đồ điều trị từ bác sĩ, cơn đau ở xương mu và khớp háng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
- Chấn thương cấp tính dễ điều trị hơn bệnh ung thư. Tuy nhiên người bệnh tránh tình trạng chủ quan và lơ là, chấn thương có thể phát triển và để lại biến chứng vĩnh viễn lên hệ thống xương khớp hoặc các mô mềm lân cận.
- Để giảm thiểu cơn đau, mẹ bầu có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, loại bỏ những tư thế sai lệch, tập thể dục đều đặn để nâng cao khả năng vận động và linh hoạt của xương khớp, nhất là vùng xương hông. Bổ sung canxi để tăng mật độ xương, tạo khung xương chắc khỏe, hạn chế các cơn đau khớp xuất hiện, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ.
- Nếu sau phẫu thuật, cơn đau xương mu và khớp háng liên tục xuất hiện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc giảm đau phù hợp. Đồng thời nên thực hiện những bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động của xương khớp, khắc phục cơn đau hiệu quả.
Nếu tình trạng đau xương mu và khớp háng bắt nguồn từ nguyên nhân khác, người bệnh nên thực hiện theo những chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Đau xương mu và khớp háng xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể là những cơn đau thông thường nhưng cũng có thể là cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp.
Phạm Trang
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!