Thiếu canxi máu là gì? Làm thế nào để nhận biết bạn đang gặp tình trạng thiếu canxi máu ? Tìm hiểu vềbệnh thiếu canxi máu và những dấu hiệu của bệnh này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Thiếu canxi máu là gì?
Thiếu canxi máu hay còn gọi là hạ canxi máu, là tình trạng máu có nồng độ canxi thấp dẫn đến thiếu hụt do thiếu canxi và vitamin D. Thông thường, nồng độ canxi huyết thanh toàn phần < 8,8 mg/dl (2,20 mmol/l) thì được coi là thiếu canxi máu. Thiếu canxi máu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hạ canxi máu như:
– Tăng tạo xương trong khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến hấp thu kém.
– Suy hoặc giả suy tuyến cận giáp trạng.
– Mắc các bệnh lý về thận, viêm tụy.
– Thiếu hụt vitamin D, thiếu hụt magie.
– Giảm albumin máu, tăng photpho máu
– Sử dụng các thuốc canxi huyết như thuốc chống động kinh, thuốc cản quang, truyền máu nhiều, rifampicin…
Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu canxi máu
Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu canxi máu như thế nào? Khi nồng độ canxi toàn phần bình trong máu ở mức thấp, dưới 8,8 mg /dl (2,20-2,60 mmol/l) sẽ dẫn đến tình trạng thiếu can xi máu với biểu biện say đây:
– Co cứng cơ do chuột rút ở vùng lưng và chân. Nếu tình trạng thiếu canxi máu diễn tiến âm ỉ và kéo dài có thể khiến người xuất hiện một số biểu hiện về thần kinh như trầm cảm, lú lẫn, phù gai thị, đục thủy tinh thể…
– Xuất hiện cơn tetani cả khi canxi toàn thần bình thường lẫn hạ canxi máu nặng với biểu hiện dị cảm ở đầu môi, lưỡi, chi, bàn cổ chân, co cứng co mặt, cơ tay và chân, đau cơ lan tỏa.
– Dấu hiệu Chvostek đặc trưng là những cơn co cơ mặt tự phát thể hiện khi bị gõ nhẹ vào dây thần kinh mặt ngay trước ống tai.
– Dấu hiệu Trouseau là những cơn co rút cơ ở bàn tay, cổ tay khi lượng máu cung cấp cho bộ phận này bị suy giảm. Không chỉ xuất hiện khi hạ canxi máu mà còn xuất hiện trong các trường hợp hạ magie máu, hạ kali máu, kiềm hóa máu.
– Loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền trong tim.
- Biểu hiện thiếu canxi máu ở người lớn:
Ngoài các dấu hiệu trên đây, bệnh nhân còn có các biểu hiện tăng phản xạ gân xương, rối loạn nhịp tim, đau thắt bụng, trầm cảm, cáu gắt, chậm chạp, co giật, co thắt cơ…
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị thiếu canxi máu rất cao, đe dọa đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhận biết sớm các biểu hiện thiếu canxi ở phụ nữ mang thai sẽ giúp các mẹ có biện pháp xử lý kịp thời.
- Biểu hiện thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi máu thường khó bú, biếng ăn, xuất hiện dấu hiệu Chvostek và Trousseau, co rút cơ, co giật và run… Trong trường hợp này, cha mẹ cần phải nhanh chóng cung cấp đầy đủ canxi cho trẻ. Đọc thêm bài viết Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh như thế nào ? để biết cách bổ sung canxi cho trẻ hợp lý nhé.
Hạ canxi máu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ nhỏ như suy dinh dưỡng, loãng xương, nhuyễn xương, chậm phát triển, suy giảm chức năng não bộ và khả năng vận động… Do đó, cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời dưới sự theo dõi của bác sĩ. Người bệnh cũng nên bổ sung canxi qua thức ăn bằng các thực phẩm giàu canxi và vitamin D như tôm, cua, thịt, cá, trứng, sữa, pho mát… và thường xuyên rèn luyện cơ thể ngoài trời để hấp thu vitamin D hiệu quả.
BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM :
Vì sao bài thuốc chữa bệnh thấp khớp của dòng họ Đỗ Minh được nhiều người tin dùng?
Tui bi co rút ban tay. Dan đen lam việc không đuợc phai lam cách nao de khỏi mau de tui som di lam lai