Đối tượng bị đau thần kinh tọa chủ yếu là những người làm công việc văn phòng, vậy dân văn phòng dễ bị đau thần kinh tọa là do đâu? Làm sao để phòng tránh căn bệnh này?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, bắt nguồn từ vùng thắt lưng chạy dọc xuống hông, đùi và cẳng chân. Do đặc tính công việc mà người làm công việc văn phòng thường xuyên gặp phải bệnh lý này. Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này trong bài viết sau!
Dân văn phòng dễ bị đau thần kinh tọa do đâu?
Đau dây thần kinh tọa hình thành do các đốt sống hoặc đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh, khiến rễ thần kinh tổn thương, làm xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng. Cơn đau có xu hướng lan xuống phần dưới cơ thể theo vị trí của dây thần kinh tọa. Rễ thần kinh sẽ chia thành những dây thần kinh nhỏ, chi phối sự vận động và cảm giác của các cơ quan khác, do đó khi tổn thương xuất hiện, cơn đau sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, một số cơ quan rất khó khăn mới có thể vận động như bình thường.
Chuyên gia Cơ Xương Khớp Nguyễn Minh Anh cho biết: “ Đau thần kinh tọa là bệnh lý gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi, nhất là những người làm công việc văn phòng. Chính đặc thù từ công việc đã khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương và xuất hiện cơn đau ở vị trí này.”
Sau đây là những nguyên nhân giải thích cho vấn đề Dân văn phòng dễ bị đau thần kinh tọa là do đâu? được chuyên gia xương khớp Nguyễn Minh Anh chỉ ra:
1. Duy trì một tư thế quá lâu
Vì đặc tính công việc, người làm công việc văn phòng phải duy trì một tư thế quá lâu. Tư thế này khiến đốt sống, đặc biệt là đốt sống thắt lưng phải chịu áp lực lớn, từ đó chèn ép rễ thần kinh tọa và gây ra bệnh lý này.
Trung bình một người làm công việc văn phòng sẽ phải duy trì tư thế trong khoảng 8 – 10 giờ đồng hồ, thời gian này là quá dài và gây tổn thương nghiêm trọng lên đốt sống nếu duy trì trong nhiều năm. Thói quen này không chỉ là nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa mà còn dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,…
2. Ít vận động
Nhân viên văn phòng thường có thói quen ít vận động hơn người bình thường, điều này bị ảnh hưởng do đặc tính công việc. Nếu bạn có thói quen luyện tập sau giờ làm, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp sẽ giảm đến mức thấp nhất.
Ngược lại, nếu ban ngày bạn duy trì tư thế ngồi đến 8 giờ và sau đó không vận động nhiều sẽ làm xuất hiện nhiều vấn đề ở hệ thống xương khớp. Ít vận động khiến khung xương cứng nhắc, mô sụn và khớp thiếu linh hoạt, tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất bị trì trệ. Ít vận động còn là nguyên nhân khiến nhân viên văn phòng duy trì tâm lý căng thẳng kéo dài dẫn đến stress và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,…
3. Sai tư thế
Việc phải duy trì một tư thế quá lâu khiến bạn cảm thấy mỏi đốt sống và các cơ quan khác, buộc phải thay đổi tư thế để cảm thấy dễ chịu hơn. Hầu hết những tư thế khiến bạn cảm thấy thoải mái đều là những tư thế sai lệch, gây đè nén và tăng áp lực lên đốt sống.
Duy trì tư thế sai lệch trong thời gian dài khiến xương sống bị vẹo, lưng gù, đau thần kinh tọa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống xương khớp,…
4. Chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và môi trường
Môi trường văn phòng thường sử dụng máy lạnh để giảm nhiệt độ, tuy nhiên nếu văn phòng để nhiệt độ quá thấp, ngay khi bạn bước ra ngoài, cơ thể và hệ thống xương khớp không kịp thích nghi khiến các đốt sống giãn ra một cách đột ngột, gây chèn ép lên rễ thần kinh.
Đây còn là nguyên nhân gây sốc nhiệt rất nguy hiểm. Do đó, chỉ nên duy trì nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài tối đa là 5 độ C.
5. Stress
Tiếp xúc với máy tính quá nhiều, hàm lượng bức xạ từ ánh sáng xanh sẽ khiến dây thần kinh tổn thương và có xu hướng căng thẳng. Ngoài ra nhân viên văn phòng còn phải đối mặt với khối lượng công việc nặng nề, đây là lý do giải thích vì sao số người bị stress đa số là nhân viên văn phòng.
Stress khiến dây thần kinh căng thẳng, hoạt động chuyển hóa và truyền tín hiệu bị cản trở. Đồng thời máu không được lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể khiến chân tay yếu, suy giảm sức lực, kéo theo cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Các nghiên cứu từ chuyên gia Xương khớp hàng đầu thế giới cho rằng, người có tâm lý căng thẳng kéo dài dễ mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là đau dây thần kinh tọa.
Nhân viên văn phòng là đối tượng dễ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa nhất, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn được bệnh lý nếu biết cách.
Phòng tránh đau thần kinh tọa cho dân văn phòng hiệu quả
Đặc tính công việc của dân văn phòng rất khó có thể khắc phục hoàn toàn, tuy nhiên chỉ với những mẹo nhỏ sau bạn có thể phòng ngừa được bệnh lý này một cách hiệu quả.
1. Vận động sau 2 giờ làm việc
Trung bình cứ khoảng sau 2 giờ làm việc, bạn nên đứng dậy đi lại hoặc đơn giản là ngồi tại chỗ và thực hiện các bài tập xoay người, cử động tay chân để kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên vị trí đốt sống thắt lưng.
Chỉ với những động tác rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa cực kỳ hiệu quả. Cột sống được nới lỏng và kéo giãn đều đặn giúp đốt sống, đĩa đệm linh hoạt và đàn hồi hơn. Để nâng cao hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu những bài tập dành cho dân văn phòng, trung bình mỗi bài tập chỉ chiếm 2 – 3 phút, bạn có thể tận dụng thời gian để thực hiện một cách dễ dàng.
2. Tập thể thao sau khi làm việc
Việc ngồi trong suốt thời gian dài khiến đốt sống thiếu linh hoạt, đĩa đệm tổn thương vì phải chịu áp lực lớn, do đó bạn cần cải thiện xương khớp bằng cách tập thể thao sau mỗi giờ làm việc. Không nhất thiết phải tập tại các trung tâm hay phải tập những môn thể thao cường độ mạnh. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bất cứ bộ môn nào, sao cho phù hợp với độ tuổi và thể trạng.
Yoga được xem là giải pháp cho những người bận rộn, vì bạn có thể luyện tập ngay tại nhà đồng thời động tác cũng rất nhẹ nhàng. Chỉ sau một khoảng thời gian luyện tập, bạn sẽ nhận thấy thể trạng được cải thiện, tuần hoàn máu tốt hơn, ăn ngon, ngủ ngon giấc, các cơn đau lưng cũng sẽ thuyên giảm dần,…
3. Uống đủ nước
Nhân viên văn phòng làm việc trong môi trường máy lạnh nên rất ít khi có cảm giác khát nước. Tuy nhiên dù bạn hoạt động nhiều hay ít thì cơ thể đều cần 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất. Uống ít nước khiến cơ thể mệt mỏi, da dẻ khô bong tróc, xương khớp giòn và thiếu linh hoạt.
Phần lớn đĩa đệm là nước nên khi bạn không bổ sung đủ nước cho cơ thể, đĩa đệm dễ bị tổn thương, thiếu đàn hồi và linh hoạt. Những tổn thương từ đĩa đệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh tọa.
4. Chế độ dinh dưỡng
Công việc áp lực và cuộc sống áp lực chính là nguyên nhân khiến dân văn phòng bừa bãi trong việc ăn uống, chỉ lựa chọn dựa trên tiêu chí tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, chế độ ăn bừa bãi lại không cung cấp đủ hàm lượng chất thiết yếu mà cơ thể cần mỗi ngày, dẫn đến hiện tượng thiếu hụt nhiều chất trong cơ thể.
Với xương khớp, thiếu hụt vitamin D, canxi sẽ khiến mật độ xương suy giảm, xương giòn và nhanh chóng suy yếu. Lúc này những đốt sống sẽ trở nên yếu và dễ bị tổn thương, ngay khi vấn đề xuất hiện ở các đốt sống thắt lưng, nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa là rất cao. Do đó, mọi người cần có thói quen ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều rau củ, trái cây, đồng thời loại bỏ bia rượu, cà phê, đồ uống có gaz ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Đồ ăn đóng hộp, chứa nhiều gia vị cũng chính là nguyên nhân làm suy giảm mật độ xương và làm tổn thương mô sụn.
5. Thay đổi tư thế
Tư thế sai lệch khi làm việc sẽ khiến cho đốt sống phải chịu áp lực nhiều hơn bình thường, chính vì vậy bạn cần cải thiện ngay thói quen này để phòng ngừa bệnh đay dây thần kinh tọa hiệu quả.
Nên ngồi thẳng lưng, vai ngang và mắt song song với mặt bàn. Tư thế này sẽ giúp bạn giảm áp lực lên đốt sống thắt lưng đồng thời duy trì hệ thống xương khớp ở trạng thái cân bằng, hạn chế gây tổn thương lên đĩa đệm và các đốt sống.
Dân văn phòng dễ bị đau dây thần kinh tọa đều bắt nguồn từ đặc tính công việc và những thói quen sai lầm. Cải thiện ngay những thói quen này sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả.
Phương Thảo
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!