Chữa đau lưng bằng con lăn có khỏi không?

“Tôi mắc chứng đau lưng đã gần 2 năm nay, do đặc thù công việc là nhân viên văn phòng nên phải thường xuyên ngồi một chỗ. Gần đây các cơn đau có chiều hướng gia tăng, chỉ cầy thay đổi từ tư thế này sang tư thế khác cũng cảm thấy đau. Nghe bạn bè giới thiệu có phương pháp trị đau lưng bằng con lăn, không biết thực hư thế nào, hiệu quả mang lại ra sao? Mong sớm nhận được tư vấn. Xin cảm ơn”.

(T. Quân – 38 tuổi – Nam Định)

vấn nhanh:

Chào anh Quân, đau lưng là bệnh về xương khớp phổ biến và dễ mắc nhất hiện nay. Để giải quyết các cơn đau lưng có rất nhiều cách, một trong số đó là phương pháp dùng con lăn. Phương pháp này là sự tổng hợp giữa 3 phương pháp đã được ứng dụng trên thế giới bao gồm: phương pháp tác động vào hệ kinh lạc, phương pháp nắn chỉnh xương và phương pháp điểm phản xạ gan bàn chân.

Cơ chế hoạt động của phương pháp này có thể mô tả lại như sau: bệnh nhân sẽ được đặt trong tư thế nằm ngửa và kê con lăn tại vị trí xương hông. Tiếp đến, người bệnh sẽ thực hiện các thao tác day, trườn, di chuyển, tạo thành sự nắn chỉnh cân bằng, quá trình trên sẽ tác động lên xương, gân, cơ, thần kinh và các khớp từ đó dần dần đưa xương hông về vị trí ban đầu, giải phóng sự chèn ép.

chua-dau-lung-bang-con-lan-co-khoi-khong

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Ưu điểm của liệu pháp con lăn:

– Điều hòa khí huyết, lưu thông máu, đẩy lùi những cơn mệt mỏi.

– Chống lại bệnh tật, tăng cường khả năng đề kháng.

– Có thể áp dụng cho cả gia đình.

– Hỗ trợ tăng chiều cao cho cơ thể nhờ các xương được nắn chỉnh về đứng vị trí, đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện chiều cao của trẻ nhỏ.

– Hiệu quả nhanh, dễ nhận thấy, tập đúng theo hướng dẫn có thể giải quyết các cơn đau lưng tận gốc.

– Giảm stress hiệu quả, giúp bệnh nhân mắc chứng đau lưng được thư giãn.

– Chức năng sinh dục được cải thiện rõ rệt, hỗ trợ hiệu quả cho chứng rối loạn chức năng sinh dục.

THÔNG TIN THÊM:

Một số lưu ý cần nhớ:

– Không áp dụng phương pháp này cho người bị gãy xương, lao xương, người mất khả năng điều khiển hành vi.

– Không dùng cho người mắc chứng loãng xương nặng, người có thể trạng quá yếu.

 – Thận không khi dùng cho người mắc chứng đốt sống tre.

– Khi muốn đứng lên, nằm xuống hay thay đổi tư thế bệnh nhân phải đẩy con lăn ra ngoài hoặc giữ chặt hai đầu của con lăn để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Nếu áp dụng phương pháp này anh có thể thực hiện 2 lần trong ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Mỗi lần tập không quá 15-20 phút.

Nếu duy trì luyện tập với con lăn trong một thời gian dài cơ thể của anh sẽ được vận động toàn bộ, các cơ thương tổn cũng được phục hồi nhanh chóng. Người mắc bệnh béo phì cũng có thể giảm cân nhờ phương pháp này.

Chúc anh áp dụng thành công và sớm khỏi bệnh. Thân chào!.

Cập nhật lúc 10:52 - 23/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan