Cách trị bong gân tại chỗ đúng cách giúp giảm đau nhanh

Đánh giá

Bong gân là tình trạng gân bị tổn thương do va chạm mạnh, tình trạng này khiến người bị bong gân cảm thấy đau đớn và khó khăn khi vận động. Tuy nhiên nếu biết trị bong gân đúng cách cơn đau sẽ giảm nhanh chóng.

Bong gân còn dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác, do đó mọi người cần xác định đúng tình trạng và tiến hành điều trị để giảm đau nhanh chóng. Tham khảo những thông tin trong bài viết để biết khắc phục và xử lý tình trạng này.

Cách trị bong gân
Cách trị bong gân tại chỗ đúng cách giúp giảm đau nhanh

Bong gân – tai nạn thường gặp trong cuộc sống

Bong gân và trật khớp là hai tình trạng tổn thương xương khớp thường gặp trong cuộc sống, mặc dù không gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không có hiểu biết và xử lý đúng cách. Tình trạng bong gân có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn đọc cần có bổ sung cho bản thân những hiểu biết về những tai nạn xương khớp thường gặp để có thể dễ dàng xử lý khi chúng xuất hiện.

Theo Chuyên gia xương khớp Nguyễn Minh Đạt – Phó chủ tịch Hội xương khớp Hà Nội cho biết: “Bong gân là tình trạng tổn thương gân cốt, dây chằng bao quanh ổ khớp, sau khi bị tác động một lực mạnh khiến chúng bị kéo căng và giãn ra.”

Bong gân thường bị nhầm lẫn với trật khớp, tuy nhiên khi trật khớp bạn sẽ nhận thấy đầu xương lồi ra và người bị trật không thể cử động được. Còn với tình trạng bong gân, vẫn có thể cử động, tuy nhiên đi kèm theo đó là những cơn đau ở vị trí khớp tổn thương. Triệu chứng của bong gân thường nhẹ hơn trật khớp, bao gồm các biểu hiện như đau nhức, tím bầm, sưng phù,…

Bong gân có 3 mức độ, tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng. Bao gồm:

  • Ở mức độ 1, dây chằng chỉ bị tổn thương và rách một phần nhỏ. Vị trí khớp bị bong gân không quá sưng, khớp vẫn có thể vận động được. Thông thường, người bị bong gân ở mức độ này chỉ mất khoảng 1 tuần để phục hồi và trở về trạng thái bình thường.
  • Ở mức độ 2, dây chằng tổn thương nặng hơn, rách dài và giãn khiến cơn đau xuất hiện dai dẳng, trường hợp này mất từ 1 – 3 tháng để phục hồi hoàn toàn.
  • Ở mức độ 3, dây chằng đứt hoàn toàn, khiến ổ khớp lỏng lẻo và có cảm giác như trật khớp. Mức độ này nghiêm trọng nên cần phải tiến hành phẫu thuật nối dây chằng.

Mặc dù là tình trạng thường gặp nhưng bong gân không tự thể tự hết hoàn toàn, người bị bong gân ở mức độ nào cũng đều phải gặp bác sĩ để tiến hành điều trị. Trong thời gian đợi bác sĩ, bạn có thể tiến hành sơ cứu để giảm tổn thương lên dây chằng , cải thiện cơn đau và giúp dây chằng hư tổn nhanh chóng được phục hồi.

Trị bong gân tại chỗ giúp giảm đau nhanh chóng

Trong thời gian đợi bác sĩ và di chuyển đến cơ sở y tế, nếu không thực hiện những cách sơ cứu tình trạng này, phần dây chằng bị rách sẽ tăng mức độ tổn thương. Hơn nữa, bong gân gây ra những cơn đau dữ dội, nếu không sơ cứu ngay người bị bong gân sẽ phải chịu những cơn đau rất khó chịu.

Dưới đây là những cách sơ cứu giúp giảm cơn đau do bong gân hiệu quả.

1. Ngưng hoạt động ở khớp tổn thương

Bong gân khiến dây chằng ở ổ khớp bị tổn thương nên nếu tiếp tục hoạt động khớp, dây chằng sẽ tiếp tục giãn khiến chúng bị rách nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, lúc này ổ khớp trở nên lỏng lẻo do dây chằng bị giãn, chúng đóng vai trò như “sợi dây” buộc khớp lại.

Ngưng hoạt động ở khớp tổn thương là cách trị bong gân hiệu quả
Ngưng hoạt động ở khớp tổn thương

Nếu lúc này mà vận động vùng khớp bị bong gân, tình trạng trật khớp có thể xảy ra, khiến dây chằng chịu tác động mạnh, có thể dẫn đến đứt dây chằng. Càng hoạt động thì khớp tổn thương càng đau đớn, do đó ngưng mọi hoạt động chính là điều đầu tiên mà người bị bong gân nên thực hiện.

2. Chườm đá

Với tình trạng bong gân, bạn nên chườm đá hoặc chườm lạnh để giảm những cơn đau ở vị trí tổn thương. Hơn nữa, biểu hiện sưng đỏ, nóng rát ở khớp sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu chườm đá trong khoảng 20 – 30 phút.

Chườm đá còn giúp ổ khớp ổn định, tránh hiện tượng dây chằng giãn ra thêm hay khớp xương bị trật ra khỏi vị trí ban đầu.

3. Băng ép vùng bong gân

Dây chằng bị giãn và rách chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau, bạn cần cố định dây chằng, giúp tình trạng giãn và rách không có cơ hội trầm trọng hơn.

Băng ép trị bong gân
Băng ép trị bong gân để hạn chế tổn thương lên dây chằng

Nên dùng băng chun hoặc các loại băng sơ cứu có bán ở những tiệm thuốc tây. Băng vùng bong gân nhiều lớp để cố định dây chằng và khớp xương, bởi lúc này ổ khớp rất lỏng lẻo và dễ bị tổn thương. Hạn chế quấn quá chặt, khiến mạch máu bị chèn ép gây ra hiện tượng sưng viêm ở nơi bong gân.

4. Nâng cao chi bị bong gân

Máu chảy đến dây chằng và mạch máu ở chi khiến vùng bong gân sưng phù hơn, tuy nhiên nếu quấn chặt sẽ làm tắc nghẽn mạch máu. Giải pháp là bạn nâng tay hoặc chân cao hơn bình thường, với tay bạn có thể dùng vải treo tay, nếu vị trí bong gân ở chân nên nằm và kê gối ở chân thật cao.

Sau khi thực hiện xong bước sơ cứu này, bệnh nhân cần được đem đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bong gân gây tổn thương lên dây chằng và hệ thống khớp, do đó cần điều trị ngay không để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng vận động về sau.

5. Bài thuốc điều trị bong gân

Sau khi được bác sĩ băng bó và điều trị, người bệnh sẽ trở về nhà và nghỉ ngơi, đợi dây chằng phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian này, nên sử dụng những bài thuốc dân gian để thúc đẩy quá trình phục hồi của dây chằng, giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Bài thuốc trị bong gân
Bài thuốc trị bong gân giúp dây chằng nhanh chóng phục hồi hơn

+ Bài thuốc uống từ củ nghệ

Nghệ có chứa hoạt chất chống oxy hóa Curcumin, có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, giúp giảm tình trạng sưng đỏ, nóng rát ở vị trí khớp bị bong gân. Thành phần này còn giúp tái tạo mô tế bào ở dây chằng, giúp dây chằng nhanh chóng làm lành vị trí bị rách.

Bài thuốc này còn được bổ sung những thảo dược tốt cho xương khớp như lá lốt, cây cỏ xước,… cải thiện tình trạng tổn thương khớp, tăng khả năng linh hoạt và đàn hồi của mô sụn.

Chuẩn bị:

  • 2 củ nghệ
  • 16g lá lốt
  • 12g cỏ xước
  • Một ít rượu

Thực hiện:

  • Đem nguyên liệu thái mỏng và sao vàng với rượu
  • Sau đó sắc với 3 bát nước còn lại 1 bát
  • Chia làm 2 lần uống, dùng trong ngày

Dùng bài thuốc này khoảng 1 tuần, bạn sẽ nhận thấy cơn đau ở khớp thuyên giảm rõ rệt. Khớp có thể cử động được, tuy nhiên vẫn nên hạn chế vận động, đợi dây chằng phục hồi hoàn toàn mới nên vận động trở lại.

+Bài thuốc đắp từ lá ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng đả thông kinh mạch, chỉ thống, được khuyến khích dùng cho người bị bong gân. Thực hiện bài thuốc đắp này đều đặn, phần dây chằng bị tổn thương sẽ nhanh chóng lành lại.

Chuẩn bị:

  • 100g ngải cứu
  • 2 thìa rượu gạo

Thực hiện:

  • Giã nát ngải cứu và rượu gạo
  • Dùng vải mỏng thấm dung dịch và đắp lên vùng bong gân
  • Thay khi miếng vải khô

Thực hiện khoảng 3 lần/ ngày để hỗ trợ điều trị bong gân. Đây còn là cách giảm những cơn đau do bong gân hiệu quả, vì trong ngải cứu có chứa flavonoid – một hoạt chất giảm đau tự nhiên được tìm thấy trong nhiều thảo dược dân gian.

Với các cách trị bong gân trong bài viết, bạn đọc có thể dễ dàng xử lý tình trạng này khi gặp phải. Mặc dù bong gân không nghiêm trọng như trật khớp, tuy nhiên nếu không điều trị hoàn toàn, dây chằng sẽ bị tổn thương vĩnh viễn và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của khớp về sau.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 14:05 - 23/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan