“Cha tôi bị đau nhức xương khớp dùng thuốc gì sẽ khỏi? Vì tình trạng đau nhức xương khớp của cha tôi nghiêm trọng hơn khi trái gió trở trời. Dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng căn bệnh vẫn tái đi tái lại. Vậy chứng đau nhức xương khớp này dùng thuốc gì, và điều trị như thế nào? Mong được tư vấn”.
(Đỗ Tuấn, 35 tuổi, Tân Bình TP.HCM)
I. Tổng quan về đau nhức xương khớp bạn cần biết
1. Đau nhức xương khớp là gì?
Theo PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đau nhức xương khớp là dạng bệnh lý do sự tổn thương các khớp xương gây ra, nguyên nhân bệnh do tác động từ nhiều yếu tố khiến khớp xương bị tổn thương, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động, từ đó gây ra các triệu chứng viêm khớp, đau nhức, sưng khớp, tê buốt và nhức mỏi, thậm chí khiến các khớp bị biến dạng…
Các khớp xương dần bị lão hóa theo thời gian, bị xơ cứng từ đó không còn chắc khỏe, dễ bị các chứng viêm,đầu sụn xương cũng dần bị bào mòn và không còn linh hoạt. Khi các khớp xương chuyển động, lực ma sát sẽ gây ra tình trạng sưng khớp, đau nhức, tê buốt và vận động khó khăn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến hệ thống xương khớp không được khỏe:
- Nguyên nhân do tuổi tác
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh gặp hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh xương khớp. Theo thời gian, khung xương và cột sống luôn đối mặt với sự thoái hóa, xương khớp bị bào mòn và suy yếu, mất dần đi chức năng vận động, gây viêm và đau nhức mỗi khi thời tiết thay đổi.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền từng viết 2 câu thơ vui về tình trạng đau nhức xương khớp mà người cao tuổi phải đối mặt:
“Nắng mưa là chuyện của trời
Đau xương nhức khớp, bệnh người tuổi cao”
Triệu chứng đau nhức xương khớp hầu hết đều xuất hiện ở những người tuổi ngoài 45. Đặc biệt phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
- Do thời tiết
Sự thay đổi thời tiết bất thường làm cho cấu trúc và môi trường bên trong các khớp xương bị thay đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thời tiết nóng ẩm hoặc quá lạnh dễ dẫn đến ảnh hưởng khả năng cung cấp máu, thay đổi độ nhớt trong dịch khớp, sự kết tủa các khoáng chất gây nên đau nhức xương khớp.
- Do viêm xương khớp
Đây là một dạng tổn thương ở sụn, khớp đảm nhiệm chức năng làm các khớp xương trượt qua nhau được trơn tru, giảm sốc khi vận động.
Khi xương khớp bị viêm, lớp trên của sụn bị bào mòn, gây tăng độ cọ sát giữa các khớp xương… từ đó dẫn đến tình trạng sưng khớp, đau nhức, hạn chế vận động.
- Do bị béo phì, thừa cân
Hệ thống xương khớp được kết nối bởi các đốt xương và sụn, bên ngoài là các bó cơ và dây chằng bao bọc nên có khả năng chịu đựng sức tải trung bình của cơ thể.
Khi khối lượng cơ thể vượt quá mức cho phép, trọng tâm của cơ thể bị thay đổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống, ngoài ra còn làm cho hệ thống xương, cột sống chịu sức ép cực lớn của khối lượng quá tải từ cơ thể. Từ đó, làm tăng áp lực lên các khớp xương, sụn, gây các triệu chứng đau nhức xương khớp và nhiều bệnh lý khác.
- Viêm khớp dạng thấp
Đây là tình trạng của dạng viêm xương khớp điển hình ở các khớp xương, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương khiến các khớp bị biến dạng.
Tình trạng viêm khớp dạng thấp thường dễ chuyển biến sang chứng mạn tính tại nhiều khớp ngoại biên với nhiều triệu chứng: sưng, đau nhức và cứng cơ khớp.
Đau nhức xương khớp thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu, suy giảm chức năng vận động của các khớp. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị viêm khớp dạng thấp
II. Người bị đau nhức xương khớp dùng thuốc gì mau khỏi?
Đau nhức xương khớp gây nhiều bất tiện cho người bệnh, vì vậy việc áp dụng đúng phương pháp cũng là một trong những nguyên nhân giúp đẩy lùi hiệu quả căn bệnh dai dẳng này.
- Dùng thuốc giảm đau
Việc dùng thuốc Tây y trong điều trị đau nhức xương khớp không còn là tình trạng hiếm, phương pháp dùng thuốc giảm đau được nhiều người sử dụng vì hiệu quả mang lại tức thời. Những loại tân dược có chức năng làm giảm và điều trị các cơn đau nhức xương khớp gây ra cho sức khỏe.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài dễ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, người bệnh phải tăng liều lượng sử dụng mới đem lại kết quả sử dụng. Ngoài ra, thuốc Tây y dễ khiến cơ thể gặp phải các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng như gan, thận, dạ dày, tá tràng…
- Dùng thực phẩm chức năng
Việc người bệnh tìm đến thực phẩm chức năng để chữa các chức đau nhức xương khớp không phải là tình trạng hiếm. Các loại thực phẩm chức năng vừa không gây nhiều tác dụng phụ, mà hiệu quả mang lại cũng không kém gì thuốc Tây y.
Tuy nhiên, người bệnh cần phải là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn loại thực phẩm chức năng hiệu quả mà an toàn. Đừng vội tin những lời quảng cáo “có cánh” tràn lan trên mạng mà chưa tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ; chữa được chứng minh về tác dụng và độ an toàn; không có cơ chế tái tạo sụn khớp… sẽ gây nhiều tác hại thay vì tác dụng cho người bệnh.
- Dùng các loại thuốc Đông y
Theo TS Võ Tường Lân – Trưởng khoa Đông y, Viện nghiên cứu Y học cổ truyền dân tộc cho biết: Đông y quan niệm đau nhức xương khớp thuộc phạm vi tạng Tỳ, do chứng phong hàn, phong nhiệt, thấp nhiệt… xâm nhập và gân cơ, xương khớp, kinh lạc gây nên sự cản trở vận hành khí huyết khiến xương khớp đau nhức.
Việc dùng các bài thuốc Đông y không chỉ bồi bổ khí huyết mà còn giúp giảm rõ rệt các biểu hiện đau nhức xương khớp, ngăn ngừa tái phát và không gây tác dụng phụ cho cơ thể như các loại thuốc Tây y.
Để hồi phục sức khỏe cho gia đình và người thân, hãy tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp sau:
# Bài thuốc 1: Dùng rượu gấc chữa các chứng tê nhức, đau mỏi xương khớp
Hạt gấc có màu vàng, tính ôn, vị đắng, hậu hơi ngọt. Nhiều đề tài nghiên cứu và kinh nghiệm dân gian đã chỉ ra hạt gấc có tác dụng chống viêm, giảm đau, chữa mụn nhọt, tiêu thũng, chấn thương hiệu quả…
⇒ Thực hiện:
+ Hạt gấc bóc bỏ lớp màng, rửa sạch để ráo, đem sao vàng.
+ Dùng dao đập cho vỏ vỡ, tách ra lấy hạt, cho vào bình thủy tinh sạch, rồi đổ rượu vào ngâm.
+ Nên đặt bình ở nơi khô ráo, sau 10 ngày có thể dùng. Lấy rượu thoa bóp ở vùng bị đau chừng 5 – 10 phút sẽ giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả.
# Bài thuốc 2: Cây đau xương chữa chứng đau nhức xương khớp
Cây đau xương được biết đến với tên gọi khác là Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng… và được dân gian dùng phổ biến như bài thuốc chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi toàn thân, bệnh tê thấp…
Trong cây đau xương có thành phần Ancaloit giúp giảm đau, chống viêm do thoái hóa đốt sống, giúp thư cân, hoạt huyết, khu trừ phong thấp hiệu quả…
⇒ Thực hiện:
+ Lấy dây đau xương rửa sạch và giã nhỏ; sau đó đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức, để thuốc thấm từ 15 – 20 phút.
+ Lấy thân dây đau xương thái nhỏ, đem sao vàng và cho vào bình, đổ ngập rượu và ngâm trong vòng 2 tuần. Mỗi ngày uống 3 lần, liên tục trong 1 tháng sẽ có kết quả.
Từ những bài thuốc trên, việc dùng Đông y cho bệnh nhân đau nhức xương khớp là một lựa chọn tối ưu cho với những loại thuốc Tây y hoặc các loại thực phẩm chức năng. Do đó hãy thận trọng và cân nhắc phương pháp an toàn, phù hợp với bệnh tình và kinh tế bản thân. Tránh để tình trạng “tiền mất tật mang”.
Chúc cha bạn nhanh khỏe!
BTV Song Lam
Tham khảo thêm : 7 cách chữa đau khớp gối hiệu quả được người bệnh chia sẻ
Nha mh co ng bi bệnh viêm xuong thi co thuoc nao chua khỏi k ah
Mình muốn mua thuốc chữa sương khớp cho người già có thuốc nào không ạ