“Thưa các chuyên gia, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống nguy hiểm không? vì tôi làm đại lý tạp hóa, nên việc khuân vác hàng hóa cho khách là công việc hầu như hàng ngày. Hơn 3 tháng lại đây, tôi có bị đau lưng và thương xuyên đau nhói khi khiêng đồ nặng. Đi khám thì bác sĩ bảo có dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm. Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi”
Hoàng Minh Lễ – Sóc Trăng
Chào anh Lễ!
Câu hỏi của anh cũng là vấn đề mà chuyên khoa xương khớp nhận được khá nhiều trong thời gian qua. Thoát vị đĩa đệm cột sống khiến hệ thần kinh trung ương bị tê liệt, gây tổn thương và rối loạn chức năng tủy sống khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái về sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng suy giảm.
I. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống nguy hiểm như thế nào?
Theo ý kiến của bác sĩ Paul D’Alfonso – Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xuất hiện từ những cơn đau mỏi thắt lưng, sau đó lan dần đến mông đùi và cẳng chân rồi gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.
Đa phần bệnh nhân đều có tâm lý chủ quan, lơ là với các triệu chứng cơ bản của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, có người còn tự ý mua thuốc về điều trị. Đến khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động thì mới phát hiện tính nghiêm trọng của bệnh:
- Rối loạn khả năng vận động: Bệnh gây bại liệt cơ ở hai chân do các rễ thần kinh vận động chi phối cơ quan này bị tổn thương. Ngoài ra, vùng xương cùng có biểu hiện bí tiểu, lâu ngày thì tiểu dầm dề, nước tiểu chảy rỉ không tự chủ do liệt cơ thắt ngoại vi.
- Đau rễ thần kinh: Chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây xuất hiện các cơn đau lưng cục bộ, đau nhiều hơn khi đi lại, đứng hoặc ngồi quá lâu. Đau dữ dội khi ho, hắt hơi, đại tiện. Những cơn đau này mang tính cơ học, xảy ra khi xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh. Người bệnh còn thường xuyên cảm giác nóng, lạnh ở khoang da.
- Hội chứng đau khập khễnh: Là những cơn đau rễ thần kinh bị ngắt quãng, cơn đau thường gặp khi người bệnh đi được một đoạnphải dừng lại để nghỉ. Đi tiếp thì cơn đau lại tái phát, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ. Lâu dẫn cũng dẫn đến chứng bại liệt cho người bệnh.
- Hội chứng đuôi ngựa: Bệnh nhân thường xuất hiện những cơn đau dữ dội vượt ngoài sức chịu đựng, đòi hỏi phải có những kỹ thuật cấp cứu về thần kinh. Các triệu chứng bao gồm liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu… hội chứng đuôi ngựa còn khiến người bệnh bị liệt gấp cẳng chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân, cẳng chân, bàn chân, mông…
Nếu không điều trị sớm thì các biến chứng vừa kể trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh, ngoài ra chi phí để điều trị cũng khá tốn kém.
Để hạn chế những biến chứng mà bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, bệnh nhân nên chủ động đi khám và điều trị sớm để nhanh khỏi bệnh, tránh nguy hiểm cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí.
II. Những các phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống
Thoát vị đĩa đệm có thể phòng ngừa đúng cách nếu chúng ta nắm rõ được những nguyên nhân gây bệnh lý này. Một số đối tượng sau cần lưu ý nếu không muốn căn bệnh này ghé thăm chúng ta một ngày không xa:
- Nhóm người có tính chất công việc lao động vất vả, khuân vác nặng trong suốt khoảng thời gian khá dài hoặc bê đồ vật sai tư thế.
- Người mắc các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến cột sống như: Gai cột sống, vẹo cột sống, nứt đốt sống… Những bệnh lý này làm tăng nguy cơ mắc chứng thoát vị đĩa đệm rất cao.
- Những người có tính chất công việc đặc thù như đứng hoặc ngồi quá nhiều như dân văn phòng, sinh viên, thợ may, tài xế, giáo viên, kiến trúc sư… khiến đĩa đệm bị áp lực, dễ thoát ra khỏi vị trí, gây đau đớn do chèn ép rễ thần kinh tủy sống.
- Những người có thói quen sinh hoạt không tốt cho cột sống như: Thường xuyên đeo túi lệch vai, ngủ gối đầu quá cao…
- Người thừa cân, béo phì cũng là những đối tượng rất dễ bị chứng thoát vị đĩa đệm cột sống vì khung cột sống phải gánh chịu quá nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, làm đĩa đệm dễ tổn thương và thoái hóa.
Do đó, nếu thấy mình là một trong những nhóm đối tượng dễ bị mắc chứng thoát vị đĩa đệm, mọi người thì nên thực hiện những biện pháp phòng chống bệnh sau đây:
1. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên
Một cơ thể khỏe mạnh sẽ là “ bức tường lửa” giúp chúng ta ngăn chặn được những mầm bệnh tấn công. Do đó, việc rèn luyện thể lực nhằm tăng cường sức khỏe, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng khá quan trọng ở mỗi người.
Đối với những người có tính chất công việc như dân văn phòng, tài xế, giáo viên… thì nên rèn luyện thói quen tham gia các lớp thiền, aerobic, yoga, bơi hoặc gym… để giúp cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng và áp lực công việc, góp phần củng cố hệ thống xương khớp và cơ bắp chắc khỏe.
Nhiều người hiện nay chọn cách đi bộ hoặc đi xe đạp đến nơi làm việc cũng là 1 phương pháp hay để tận dụng thời gian rèn luyện sức khỏe.
Việc đi bộ chỉ 15 – 20 phút mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững chắc của xương khớp, giúp cơ lưng và cơ bụng ngày càng săn chắc và dẻo dai.
Tuy nhiên, khi rèn luyện thân thể thì cần lưu ý tránh những động tác tập luyện có cường độ nặng và kéo dài. Nên duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng nhưng thường xuyên.
Ví dụ như nếu phải di chuyển giữa các tầng trong tòa nhà; thay vì đi bằng thang máy, thì các bạn hãy chịu khó đi thang bộ, vừa giúp hoạt động gân cốt, vừa tranh thủ kết hợp vận động.
Nên đọc thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền – Liệu pháp “vàng” cho sức khỏe
2. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp khoa học
Người có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cần kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức ổn định, từ đó có thể hạn chế được những áp lực lên cột sống thắt lưng và đĩa đệm.
Nên hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, trà… vì những chất kích thích này chỉ khiến cho bệnh tình của bạn gặp nhiều chuyển biến trầm trọng hơn mà thôi.
Thay vào đó, mọi người có thể lên một chế độ ăn uống lành mạnh và đáp ứng tốt cho sức khỏe thông qua nhu cầu dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D các khoáng chất thiết yếu để cũng cấp dinh dưỡng bồi bổ cho hệ khung xương được vững chắc.
Vào mỗi cuối tuần, khi có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn, chúng ta có thể đến các cơ sở Đông y để châm cứu, xoa bóp bấm huyệt nhằm giảm áp lực và cải thiện chức năng cột sống sau một tuần dài ngồi làm việc liên tục.
3. Nên rèn luyện những tư thế đúng trong sinh hoạt và làm việc
Ở những em nhỏ, cha mẹ cần nên nhắc nhở thường xuyên để các em ngồi học, xem ti vi đúng tư thế, tránh hình thành thói quen gây cong vẹo cột sống từ bé. Nên cho bé sử dụng cặp xách chống gù lưng để các bé ít gặp nguy cơ mắc chứng thoát vị đĩa đệm.
Dân văn phòng thường phải ngồi làm việc trước máy tính cũng nên ngồi đúng tư thế, nên có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ hợp lý, tránh ngồi trước máy tính quá lâu. Việc ngồi quá nhiều gây nên những áp lực lớn cho đĩa đệm của cột sống, khiến đĩa đệm nhanh chóng thoát vị.
Vì vậy, cứ sau mỗi 1 tiếng đồng hồ ngồi làm việc, hãy đứng dậy và đi xung quanh văn phòng khoảng 5 – 7 phút, tận dụng mọi cơ hội như nghe điện thoại, đi lấy nước, nói chuyện với đồng nghiệp…
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu cần bê hoặc nhấc vật nặng hãy ngồi xuống và khuân lên, đừng khom lưng để tránh gây những tổn thương cho đĩa đệm.
⇒ Do đó, những người có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống không nên chủ quan và ỷ lại. Hãy quan tâm đến sức khỏe cột sống bằng việc nên đi kiểm tra định kỳ thường xuyên nhằm tầm soát bệnh để có những kế hoặc điều trị kịp thời, hạn chế bệnh phát triển, khả năng chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Hy vọng những thông tin về chứng thoát vị đĩa đệm cột sống có nguy hiểm sẽ giúp cho anh Lễ hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, từ đó có kể hoạch để đảm bảo sức khỏe của mình được tốt hơn.
Chúc anh mau chóng khỏi bệnh!
Song Lam
Đọc hiểu thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không ? [Chuyên gia tư vấn]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!