Bệnh phong hàn là gì ? Điều trị bệnh như thế nào ?

Đánh giá

Rất nhiều người thường khá khó hiểu cái tên hán việt – Bệnh phong hàn là gì? Và cũng thường hay bắt gặp trong những phim cổ trang cung đình hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng bệnh phong hàn là gì cũng như những cách điều trị ra sao, các chuyên gia xin đưa ra những thông tin cụ thể về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây:

I. Những thông tin về chứng bệnh phong hàn

Chứng bệnh phong hàn thường là do người bệnh gặp gió (phong) và lạnh (hàn) gây bệnh, nếu gặp điều kiện khí hậu ẩm ướt (thấp) thì được gọi là phong hàn thấp.

Bệnh Phong Hàn
Căn bệnh phong hàn thường do người bệnh gặp gió gây đau nhức, ngứa ngáy, ngột ngạt…

Căn bệnh phong hàn thường do khí dương tà gây nên các bệnh lý ở phần trên cơ thể, khiến người bệnh ra nhiều mồ hôi, sợ gió, phù mạch, cả người mệt mỏi, ngứa ngáy, ngột ngạt…

1. Những nguyên nhân gây nên chứng phong hàn

Chứng phong hàn có khá nhiều nguyên nhân gây nên, ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe người bệnh. Dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá thì các chuyên gia xin tổng kết lại 2 nguyên nhân lớn gây chứng phong hàn như sau:

#Nguyên nhân khách quan

Là những nguyên nhân tác động đến sức khỏe người bệnh thông qua các yếu tố môi trường xung quanh, mà tiêu biểu và mật thiết là khí lạnh và gió độc xâm nhập vào người, khiến người bệnh bị suy yếu về sức khỏe:

  • Bệnh phong hàn: Thường gặp khi dính nước mưa, nhiễm sương, ngâm mình lâu trong nước… khiến cơ thể cảm lạnh, sổ mũi và có thể nguy hiểm khi bị phù thũng. Ngoài ra người bệnh còn bị đau nhức khớp xương, bị thấp khớp…
  • Chứng phong nhiệt: Tình trạng này thường gặp vào mùa nóng, khác với phong hàn và tương tự như chứng cảm nắng; do người bệnh tiếp xúc với gió nóng, không khí khô nên đem lại nhiều khó chịu như cảm sốt, nóng, nước tiểu đổi màu, mắt sưng đỏ…

#Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân này thường xuất phát ở yếu tố tâm lý và những ảnh hưởng từ chính môi trường nội sinh của cơ thể bệnh nhân:

  • Do tâm trạng: Người thường xuyên bị kích thích hoặc biến đổi phức tạp giữa các yếu tố như vui, buồn, giận, sợ hãi, căng thẳng, áp lực… khiến cho sự tuần hoàn máu không đều gây rối loạn chức năng tạng phủ, từ đó gây nên chứng phong hàn.
  • Do cơ quan nội tạng: Do tâm lý bị ảnh hưởng khiến các cơ quan nội tạng phát sinh biến hóa và ảnh hưởng xấu đi như giận dữ khiến can (gan) nóng, suy nghĩ làm suy tỳ (lá lách), vui mừng quá đà khiến tâm (tim) lao lực, lo lắng khiến phế (phổi) hư, sợ hãi gây chứng thận yếu… từ đó gây nên chứng đau đầu, tâm trạng thất thường, kén ăn, mệt mỏi, thở dài, kinh sợ, ngẩn ngơ, nói năng sai lệch…

2. Những biểu hiện của chứng phong hàn cần lưu ý

Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị cho thật hiệu quả nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu phong hàn như sau:

triệu chứng phong hàn
Phong hàn khiến các khớp bị cứng và khó co duỗi
  • Các khớp bị cứng, khó co duỗi hoặc cử động như bình thường như bị thoái hóa khớp.
  • Người bệnh đau nhức khắp toàn thân, hay bị phù thũng từ thắt lưng và chi dưới, không ra mồ hôi.
  • Cảm thấy đau rát, mệt mỏi trước, trong và sau khi đại tiểu tiện; chất thải thường có tính chất khác thường (loãng, sậm màu, có mùi hôi khó chịu…)
  • Người bệnh còn thường xuyên đau bụng quằn quại, bụng sôi khó chịu…
  • Trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi nếu bị nhiễm chứng phong hàn thường mệt mỏi, ăn kém, cơ thể suy nhược, sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu.

II. Những phương pháp điều trị chứng bệnh phong hàn không cần dùng thuốc

Khi gặp chứng phong hàn, có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh phong hàn, bạn có thể dùng các loại thảo dược quanh nhà để điều trị nhằm đem lại hiệu quả cao:

1. Cháo giải phong hàn giúp bồi bổ sức khỏe

Khi bị chứng phong hàn, bạn nên kết hợp các loại gia vị có tính nhiệt ấm để cân bằng cơ thể, hơn nữa món cháo lại rất dễ tiêu cho người đang yếu về thể chất và nhiều dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Bạn chó thể nấu khoáng 100g gạo với 2 quả trứng gà mái so (Gà đẻ lần đầu) hoặc nấu với 100g thịt nạc. Sau đó cho thêm vào cháo các loại gia vị như hành, tía tô, kinh giới gừng, tiêu… vì trong các loại dược liệu này có chứa một lượng lớn tinh dầu giúp giải cảm và nhanh khỏi bệnh hơn.

2. Liệu pháp xông hơi xua tan khí hàn

Khi bị nhiễm lạnh và các chứng phong hàn, người ta thường dùng phương pháp xông hơi hỗ trợ để giúp thoát mồ hôi, giải cảm và cân bằng thân nhiệt khá hiệu quả.

xông hơi
Xông hơi là phương pháp giúp giải phong hàn hiệu quả

#Chuẩn bị: Chuẩn bị một lượng vừa đủ các loại thảo dược sau

  • Lá tre hoạc lá trúc
  • Sả
  • Vỏ bưởi
  • Kinh giới
  • Ngải cứu
  • Cúc tần.

#Thực hiện:

Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi và đun với 800ml nước cho sôi, đun khoảng 5 – 10 phút thì đậy nắp và nhấc nồi xuống. Sau đó phủ chăn kín khắp người và đặt nồi nước thuốc ở giữa hai chân.

Trong quá trình xông hơi, tùy thuộc vào mức chịu đựng mà người bệnh hé nắp nồi sao cho phù hợp để giữ hơi nóng, thoát mồ hôi độc và cải thiện tình trạng ớn lạnh, ghét run, sợ gió… Sau đó thì dùng khăn sạch lau người, thay quần áo và nằm nghỉ.

3. Đánh gió – phương pháp quen thuộc mà hiệu quả giúp chữa phong hàn

Đây là phương pháp dân gian khá quen thuộc, hầu như các bà mẹ nào cũng biết đến phương pháp này. Bạn chỉ cần dùng một đồng xu hoặc muỗng ăn canh đánh dọc theo hai bên cột sống, cổ, vai, gáy theo chiều từ trên xuống dưới và dùng dầu nóng thoa lên.

Bạn có thể dùng gừng tươi để tăng tính hiệu quả, chỉ cần đem gừng rửa sạch và giã nhuyễn rồi cho vào mảnh vải lọc lấy nước cốt thoa lên dọc theo đường đánh gió, rồi chà xát bã gừng cho nóng người. Sau lên dùng khăn lau sạch mồ hôi và bã gừng là được. Việc dùng gừng tươi và dầu nóng để đánh gió sẽ giúp bạn trục xuất khí hàn, đem khí nóng vào cơ thể giúp cơ thể để tăng cường đầy đủ dương khí.

Những thông tin về chứng bệnh phong hàn là gì cũng như những phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả mà không dùng thuốc trên đây hy vọng sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi và đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh!

Cập nhật lúc 14:35 - 21/01/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan