Bệnh loãng xương có chữa được không ?

Đánh giá

Loãng xương là căn bệnh xương khớp có khả năng dẫn đến biến chứng nguy hiểm như gãy xương khiến người bệnh tàn phế hoặc tử vong. Vì vậy, những thắc mắc bệnh loãng xương có chữa được không luôn là vấn đề mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Cùng chuyenkhoaxuongkhop.com tìm hiểu biện pháp cải thiện bệnh loãng xương như thế nào nhé!

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương

Loãng xương là do xương bị suy giảm các protein và các khoáng chất dẫn đến tỷ trọng khoáng chất hay trỉ trọng thể tích xương bị suy giảm, mật độ xương thấp. Loãng xương không được điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ khiến xương mất đi độ chắc khỏe, giảm sức chống đỡ và chịu lực, có thể bị lún, xẹp hoặc nghiêm trọng nhất là gãy xương.

benh-loang-xuong-co-chua-duoc-khong-1

Bệnh loãng xương thường tiến triển âm thầm và ít xuất hiện các dấu hiệu đặc biệt nên thường kh1 nhận biết sớm. Thông thường, bệnh nhân sẽ cãm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức trong xương, nếu va đập mạnh thì xương có nguy cơ bị nứt hoặc gãy cao. Các triệu chứng và biến chứng thường gặp khi bệnh loãng xương tiến triển nặng đó là:

  • Đau ở đầu xương hoặc dọc các xương dài, âm ỉ và tăng mạnh về đêm.
  • Đau cột sống lưng, cơ cứng cơ dọc theo cột sống.
  • Cong vẹo cột sống, lưng gù, giảm chiều cao.
  • Gãy xương – biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh loãng xương, thường bị gãy xương cột sống, xương cổ tay, xương đùi… có nguy cơ gây tàn phế cao.

BẠN CÓ THỂ XEM THÊM:

Bệnh loãng xương có chữa được không ?

Khi đã mắc bệnh loãng xương, người bệnh rất khó để chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể cải thiện dần nhờ việc xây dựng chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, chế độ vận động kết hợp với điều trị bằng các loại thuốc phù hợp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những biện pháp này giúp làm tăng khối lượng khoáng chất của xương, giảm các triệu chứng đau nhức và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương rất tốt.

benh-loang-xuong-co-chua-duoc-khong-2

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị loãng xương cần chú ý một số vấn đề về ăn uống, sinh hoạt và tập luyện sau đây:

  • Bổ sung đầy đủ protid và các khoáng chất vào khẩu phần ăn uống. Lượng sữa (sữa tươi, sữa chua, sữa bột) cần thiết mỗi ngày phải đảm bảo 500 đến 1.000 ml.
  • Cung cấp đầy đủ các vitamin A, C, D cho cơ thể để tăng cường chuyển hóa canxi, tăng hệ miễn dịch và cải thiện độ chắc khỏe của xương khớp.
  • Tập luyện thể dục đều đặn và thường xuyên, tham gia các hoạt động thể dục ngoài trời để tăng cường hoạt động các tế bào xương và hấp thu canxi, protid hiệu quả.
  • Tránh vận động và va chạm mạnh dễ dẫn đến nứt xương, gãy xương.

Điều trị bệnh loãng xương là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, liên tục và lâu dài. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan, chán nản hay bỏ dỡ giữa chừng sẽ khiến quá trình điều trị bị dang dở, không đạt được hiệu quả như mong muốn và tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm gây tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cập nhật lúc 11:26 - 23/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan