Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối và hướng điều trị

Đánh giá

Bệnh gút trải qua 4 giai đoạn, ở giai đoạn cuối bệnh phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất. Tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối sẽ giúp người bệnh xác định đúng mức độ bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Đến nay gút vẫn là căn bệnh chưa thể chữa trị dứt điểm, đó là lý do mà bệnh lý này được xếp vào danh sách những bệnh nguy hiểm nhất. Tham khảo ngay những thông tin trong bài viết để nhận biết được bệnh gút ở giai đoạn cuối có những dấu hiệu gì đặc trưng và hướng điều trị phù hợp nhất!

Gút là bệnh lý hình thành do rối loạn chuyển hóa khiến nồng độ axit uric tăng cao, tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân từ bên trong cơ thể hoặc do thói quen thiếu lành mạnh gây ra. Đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn nồng độ axit uric tồn đọng trong cơ thể, chính vì vậy người bệnh chỉ có thể giảm bớt cơn đau và ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối.

bệnh gút giai đoạn cuối
Các dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối

Vào giai đoạn cuối – giai đoạn thứ 4 của bệnh, những cơn đau xuất hiện ở dạng mãn tính không còn cấp tính như những giai đoạn trước. Cũng vì vậy mà cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Chuyên gia Xương Khớp Trần Minh Tùng – Bác sĩ tại Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai cho biết:

“Bệnh gút có tiến triển chậm, từ giai đoạn này sang giai đoạn sau có thể kéo dài từ vài năm đến 10 năm. Chính vì tiến triển chậm, cơn đau ít xuất hiện nên nhiều người lầm tưởng bệnh không còn phát triển. Tuy nhiên, bệnh gút gây ra hàng loạt phản ứng phức tạp trong cơ thể mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những sai lầm trong quá trình chữa trị hoặc tâm thế lơ là, chủ quan chính là nguyên nhân thúc đẩy gút nhanh chóng bước sang giai đoạn cuối.”

bệnh gút giai đoạn cuối
Hạt tophi xuất hiện là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút giai đoạn cuối

Để nhận biết bệnh gút ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể quan sát những dấu hiệu như sau:

  • Xuất hiện hạt tophi ở khớp, kích thước hạt phụ thuộc vào nồng độ axit uric tích tụ. Hạt tophi có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp tùy vào mức độ bệnh.
  • Khớp biến dạng do hạt tophi hình thành và chèn ép lên xương và dây thần kinh xung quanh.
  • Người bệnh gặp phải những cơn đau dữ dội, dai dẳng và tần suất dày đặc.
  • Ở khớp xuất hiện hạt tophi sẽ có hiện tượng nóng rát, sưng tấy rất dễ quan sát.
  • Khả năng vận động của người bệnh bị giới hạn, có nguy cơ bại liệt và tàn phế cao.
  • Một số biến chứng có thể xảy ra tại thận và tim mạch như: sỏi thận, suy thận, huyết áp cao,…
  • Thậm chí hạt tophi có thể hình thành ở vành và thùy tai.

Bệnh gút ở giai đoạn cuối rất khó có thể chữa trị vì lúc này nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao, những biện pháp đào thải không còn mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên tiến hành những biện pháp khắc phục theo chỉ định của chuyên gia để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

Hướng điều trị bệnh gút ở giai đoạn cuối

Việc điều trị bệnh gút ở giai đoạn cuối rất khó khăn, ngoài những cơn đau gút thông thường, bệnh còn gây ra nhiều phản ứng trong cơ thể với những diễn biến phức tạp.

Chuyên gia Xương Khớp Trần Minh Tùng – Bác sĩ tại Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Đối với giai đoạn cuối của bệnh gút, hướng điều trị chủ yếu hướng đến việc bảo vệ tính mạng cho người bệnh. Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric đã vượt mức quá cao, không thể tiến hành đào thải bằng những biện pháp thông thường. Người bệnh buộc phải chấp nhận những biến chứng như bại liệt, giảm khả năng vận động, suy thận,…”

Bệnh nhân gút ở giai đoạn cuối có thể thực hiện những cách điều trị sau để giảm thiểu những biến chứng của bệnh và bảo vệ tính mạng cho bản thân.

1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng chi phối gần như toàn bộ quá trình điều trị gút, với bệnh ở những giai đoạn trước chế độ dinh dưỡng có thể cải thiện và tác động mạnh đến bệnh. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn cuối, yếu tố này chỉ có thể giúp người bệnh giảm bớt nồng độ axit uric để hạn chế tối đa những biến chứng từ bệnh.

bệnh gút giai đoạn cuối
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giảm thiểu nguy cơ tích tụ muối urat tại khớp

Ở giai đoạn này, đòi hỏi sự nghiêm ngặt khi thiết lập chế độ dinh dưỡng. Tuyệt đối không thu nạp thực phẩm nhiều đạm, dầu mỡ, nhiều gia vị và đồ uống có cồn, chất kích thích. Nên chuyển sang chế độ ăn uống thanh đạm, nhiều rau xanh, nếu có thể hãy thực hiện chế độ ăn chay hợp lý để cải thiện bệnh hiệu quả.

2. Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ. Hạt tophi hình thành do kết tinh những tinh thể muối urat có độ cứng nhất định nên thuốc giảm axit uric không thể làm tan hoàn toàn. Người bệnh buộc phải tiến hành cắt bỏ hạt tophi để có thể vận động được bình thường.

bệnh gút giai đoạn cuối
Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi giúp bệnh nhân giảm đau và vận động bình thường trở lại

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi đòi hỏi kích thước hạt không quá to, một số trường hợp hạt tophi dính liền với khớp và không thể cắt bỏ được. Phương pháp này loại bỏ hạt tophi, giảm đau và khôi phục khả năng vận động của người bệnh hiệu quả. Tuy nhiên đi kèm theo là những biến chứng có thể xảy ra vì phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi có thể gây ảnh hưởng những cơ quan lân cận.

Bệnh nhân Gút ở giai đoạn cuối cần thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng một cách chặt chẽ. Ở giai đoạn này bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó người bệnh cần cẩn trọng khi thực hiện bất cứ tác động nào đến cơ thể.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở giai đoạn cuối và hướng điều trị đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết. Gout là bệnh lý rất nguy hiểm – nhất là ở giai đoạn cuối, người bệnh nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện tình trạng hiệu quả nhất!

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 00:14 - 23/01/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan