Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai và cách khắc phục

Đánh giá

Bằng cách quan sát những triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai, mẹ bầu có thể phát hiện bệnh sớm và khắc phục kịp thời.

Khác với người bình thường, những bệnh lý xảy ra khi mang thai xuất hiện một cách ồ ạt do những thay đổi trong cơ thể mẹ. Ngoài ra việc khắc phục cũng khó khăn hơn rất nhiều vì việc có bầu khiến các biện pháp điều trị có thể thực hiện bị hạn chế. Với mong muốn giúp mẹ bầu phát hiện bệnh sớm và khắc phục đau dây thần kinh liên sườn hiệu quả, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết ngay sau đây!

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai và cách khắc phục

Các triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai mẹ bầu cần biết

Theo chuyên gia Khoa Thần kinh – Hoàng Mai Anh đau dây thần kinh liên sườn không phải là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai, do đó rất ít người phát hiện bệnh kịp thời chỉ qua những triệu chứng ban đầu. Chỉ khi bệnh chuyển biến nặng nề và gây ra những cơn đau nhức dữ dội, người bệnh mới phát hiện bệnh và điều trị.

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời chính là yếu tố giúp mẹ bầu dễ dàng khắc phục tình trạng này, ngược lại nếu duy trì bệnh lâu dài mà không tiến hành khắc phục, sức khỏe của mẹ và bé sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ, hơn nữa còn gây khó khăn trong việc chữa trị.

Với những triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai sau đây, mẹ bầu có thể phát hiện bệnh kịp thời và khắc phục nhanh chóng.

1. Cơn đau xuất hiện ở một bên sườn

Cơn đau xuất hiện ở một bên sườn là triệu chứng đặc trưng của bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Ban đầu cơn đau xuất hiện tại vị trí này gây đau nhói, âm ỉ như điện giật, sau đó lan xuống lưng và lưng dưới.

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Cơn đau xuất hiện ở một bên sườn

Cơn đau xuất hiện và kéo dài dai dẳng khiến mẹ bầu rất khó chịu, thể trạng suy yếu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Khác với cơn đua của những bệnh lý xương khớp mãn tính, cơn đau do đau dây thần kinh liên sườn thường có cảm giác nhói rất khó chịu, khu trú một bên sườn và có xu hướng lây lan.

2. Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi

Cơn đau do bệnh đau dây thần kinh liên sườn có xu hướng tăng lên khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bởi vì hoạt động này tác động kéo giãn dây thần kinh liên sườn kiến cơn đau tăng lên, người bệnh nhận thấy một bên mạn sườn nhói lên rất khó chịu. Cơn đau còn có xu hướng tăng lên khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc vận động mạnh.

3. Cơn đau tăng dần vào những tháng cuối thai kỳ

Vào những tháng cuối thai kỳ, em bé phát triển nhanh kéo theo trọng lượng bụng bầu tăng. Chính trọng lượng này đã đè nén và gây áp lực lên nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có dây thần kinh liên sườn.

Chính vì vậy mà vào những tháng cuối thay kỳ, người bệnh thường có cảm giác đau nhức hơn, cơn đau kéo dài và dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Cơn đau xuất hiện thường xuyên còn ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của mẹ, khiến mẹ khó ngủ, ngủ không sâu giấc,…

Bệnh đau dây thần kinh liên sườn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu cần tiến hành khắc phục ngay khi bệnh chỉ mới xuất hiện những triệu chứng ban đầu.

Khắc phục đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai an toàn

Mẹ bầu không thể thực hiện một số phương pháp điều trị như người bình thường, bởi chúng có khả năng gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Để khắc phục đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai vừa an toàn và hiệu quả, mẹ bầu có thể tham khảo những cách sau đây!

Khắc phục cơn đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Khắc phục cơn đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

1. Xoa bóp và liệu pháp nhiệt

Xoa bóp và liệt pháp nhiệt chính là giải pháp giảm đau thần kinh liên sườn cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả. Với xoa bóp, mẹ bầu nên nhờ người thân xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng đau nhức để làm giãn dây thần kinh, kích thích mạch máu lưu thông, giải phóng tắc nghẽn và kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Liệu pháp nhiệt bao gồm chườm nóng và chườm lạnh, là biện pháp điều trị đơn giản nhưng đem lại hiệu quả nhanh chóng. Với trường hợp cơn đau đi kèm với biểu hiện nóng, sưng viêm, bạn nên sử dụng túi chườm lạnh để tiêu viêm và giảm đau hiệu quả.

Ngược lại, cơn đau âm ỉ không kèm theo hiện tượng sưng viêm có thể do mạch máu co thắt làm giảm hàm lượng máu tuần hoàn. Với trường hợp này bạn nên sử dụng túi chườm nóng để mở rộng mạch máu, giúp quá trình tuần hoàn được thuận lợi hơn.

2. Thực hiện bài tập yoga

Yoga là bộ môn thích hợp với mẹ bầu vì động tác đa dạng và nhẹ nhàng, mẹ bầu nên thực hiện những động tác này để cải thiện hệ thống dây thần kinh, xương khớp và gân cốt. Đây không chỉ là cách điều trị đau dây thần kinh liên sườn hiệu quả mà còn ngăn chặn các tình trạng đau nhức xương khớp xuất hiện trong suốt thời gian thai kỳ.

Tập luyện yoga từ những tháng cuối thai kỳ đem lại lợi ích trong quá trình sinh nở, nhất là những động tác tác động đến vùng xương chậu và khớp háng, giúp mẹ bầu dễ dàng hơn khi sinh em bé.

3. Ngồi và đứng đúng tư thế

Rất nhiều mẹ bầu có thói quen ngồi và đứng sai tư thế vì vướng phải bụng bầu. Tuy nhiên những tư thế này lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống xương khớp và những dây thần kinh ngoại biên – trong đó có dây thần kinh liên sườn, khiến cơn đau xuất hiện nhiều và dai dẳng hơn trước.

Để thực hiện đúng tư thế, mẹ bầu có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ như gối dành riêng cho bà bầu khi nằm, dùng gồi nhỏ kê ở vùng thắt lưng khi ngồi để đảm bảo cột sống ở tư thế cân bằng, hoặc sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm bớt áp lực lên cơ thể mẹ và có thể dễ dàng đứng thẳng được.

Với trường hợp mẹ bầu mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn do mắc bệnh zona thần kinh, mẹ bầu không cần phải điều trị vì sau khoảng 2 tuần các mụn nước khô và biến mất, các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh liên sườn sẽ thuyên giảm sau đó. Mẹ bầu gặp phải bệnh đau dây thần kinh nặng hơn không nên điều trị ngay mà chỉ nên thực hiện những phương pháp kiểm soát cơn đau và tiến hành điều trị sau khi sinh em bé.

Hy vọng với những triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn và cách khắc phục, mẹ bầu đã biết cách xử lý khi gặp phải tình trạng này. Chỉ nên thực hiện những cách khắc phục trong bài viết, nếu có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ để phòng tránh những rủi ro không đáng có.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 17:03 - 06/11/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan