Nắm bắt những triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên sẽ giúp bạn đọc phát hiện bệnh lý trong cơ thể mình và những người xung quanh. Do đó, việc tìm hiểu những triệu chứng của bệnh lý này là hết sức cần thiết.
Bài viết sẽ tổng hợp 5 triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và xác định đúng bệnh tình.
5 triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên thường gặp
Dây thần kinh ngoại biên là tên gọi chung của những dây thần kinh không nằm trong não và tủy sống, chúng phân bố ở khắp cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng vận động và dẫn truyền tín hiệu lên não bộ. Vì không được hộp sọ và xương sống bảo vệ nên các dây thần kinh này dễ tổn thương và hình thành tình trạng viêm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm dây thần kinh ngoại biên đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn và bất lợi, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và lao động. Nắm bắt những triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên chính là yếu tố giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và ngăn chặn những hệ lụy từ bệnh.
1. Đau nhức và tê bì
Hiện tượng đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng dây thần kinh tổn thương, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn tê bì và ngứa ngáy. Sau đó những cơn đau này lan truyền đến các bộ phận có mối liên hệ với dây thần kinh tổn thương, cảm nhận cơn đau rõ nhất có lẽ là ở cánh tay, tay, cẳng chân và bàn chân.
Vào giai đoạn này, người bệnh thường xuyên có cảm giác đau và tê bì tay chân, thỉnh thoảng có cảm giác như châm chích hay điện giật. Người bệnh sẽ khó khăn khi hoạt động tay, chân vào những lúc cơn đau xuất hiện.
2. Mất cảm giác
Dây thần kinh ngoại biên chi phối khả năng vận động của cơ thể, đồng thời truyền tín hiệu lên não giúp con người cảm nhận được những cảm giác. Nếu tổn thương tại dây thần kinh ngoại biên xuất hiện, tín hiệu sẽ không được truyền đến não, não không trả về cảm giác chính xác nên đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy không có cảm giác ở đầu ngón tay hoặc ngón chân.
Ngay cả khi chân bạn va chạm mạnh hay giẫm phải vật nhọn, đều không có cảm giác đau đớn. Hay thậm chí khi ngón tay chạm vào vật có nhiệt độ lạnh hay nóng hầu như đều không cảm thấy gì. Đây là triệu chứng báo hiệu bệnh đã có những chuyển biến nhất định, bắt đầu nới rộng phạm vi ảnh hưởng.
3. Tê yếu cơ bắp
Dây thần kinh ngoại biên có khả năng chi phối khả năng vận động của người bệnh, nhất là rễ thần kinh ở cổ và thắt lưng. Dây thần kinh ở cổ ảnh hưởng đến chi trước còn rễ thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến chi dưới và hông, khi tình trạng tổn thương trầm trọng hơn, dây thần kinh không truyền phản ứng lên não, người bệnh rất khó khăn để vận động.
Các dây thần kinh có mối quan hệ mật thiết với mạch máu trong cơ thể, khi tổn thương ở dây thần kinh, mạch máu sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Dần dần máu và oxy không truyền đến cơ bắp khiến cơ bắp suy yếu, người bệnh cảm thấy chân tay mất sức, không còn khả năng vận động như trước. Biểu hiện rõ ràng nhất là người bệnh không thể di chuyển nhiều, tay không nâng được vật nặng cũng không thể hành động nhanh nhẹn như trước.
4. Rối loạn đường tiêu hóa
Các dây thần kinh ngoại biên có ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa, khi dây thần kinh bị tổn thương sẽ kích thích cơ vòng của hệ tiêu hóa co thắt bất bình thường, khiến người bệnh đau bụng và khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn gặp những triệu chứng như sình bụng, đầy hơi, khó tiêu, không muốn ăn, cơ thể suy nhược,…
Triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa thường bị nhẫm lẫn với những bệnh lý dạ dày, nếu không được bác sĩ chẩn đoán, phần lớn người bệnh sẽ xác định sai bệnh. Nếu bạn có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vệ sinh nhưng vẫn bị rối loạn đường tiêu hóa, bạn nên cân nhắc và đi khám để được điều trị kịp thời.
5. Suy giảm chức năng tình dục
Hệ lụy về tình dục do bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên là hệ quả của nhiều ảnh hưởng khác cộng lại. Dây thần kinh tổn thương khiến bàng quang gặp vấn đề khi bài tiết, người bệnh có thể không cảm thấy mắc tiểu, đôi khi bị rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được. Hơn nữa, cơ thể sẽ đổ mồ hôi ít hoặc nhiều hơn một cách bất thường, khiến nhiệt độ cơ thể không giữ được ở trạng thái cân bằng.
Khi cơ quan bài tiết gặp vấn đề, sẽ kéo theo hệ lụy về chức năng sinh lý của nam và nữ, đặc biệt là nam. Với nam giới, thận chính là cơ quan chứa tinh khí, giúp duy trì số lượng và chất lượng tinh trùng, khi thận suy yếu ham muốn tình dục cũng sẽ thuyên giảm, người bệnh khó khăn khi quan hệ. Nếu tình trạng kéo dài, có thể xuất hiện bệnh rối loạn cương dương, do cơ thể không truyền tín hiệu được đến não khiến bộ phận sinh dục không thể cương lên như mong muốn. Phụ nữ mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên gặp rắc rối về chứng khô âm đạo và khó đạt được cảm xúc khi quan hệ.
Một số người còn gặp vấn đề về tim mạch, vấn đề này rất nghiêm trọng. Do đó khi người nhận thấy những triệu chứng như đau thắt ngực, choáng váng, khó thở, mệt mỏi,… nên đến ngay phòng khám để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
Trên đây là 5 triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên thường gặp nhất. Nếu bạn hay những người xung quanh gặp phải một trong những triệu chứng này và kéo dài bất thường, có thể đã mắc phải bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến khích mọi người nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh tình thay vì xác định một cách tương đối.
Phương Thảo
Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!