Phương pháp điều trị viêm xương tủy xương

Điều trị thành công viêm xương tủy xương là hoàn toàn có thể. Nhưng, điều quan trọng là phải được chẩn đoán và có phương pháp điều trị viêm xương tủy xương càng sớm càng tốt, bởi vì trì hoãn điều trị có thể dẫn đến sự rối loạn tăng trưởng ở trẻ em hoặc biến dạng xương, thậm chí là gây tử vong.

Viêm xương tủy xương là một nhiễm trùng và viêm xương hoặc tủy xương. Nó có thể xảy ra nếu vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào mô xương từ máu do chấn thương hoặc phẫu thuật.

Khoảng 80% trường hợp phát triển viêm xương tủy xương do vết thương hở. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm xương tủy xương thường bao gồm đau sâu (có thể trầm trọng), sưng tấy, đỏ và nóng ở vùng bị ảnh hưởng, co thắt cơ ở vùng viêm và sốt, đổ mồ hôi, mệt mỏi, khó chịu.

Bệnh viêm xương tùy xương
Viêm xương tủy xương thường xuất hiện sau nhiễm trùng, chấn thương

Nhiễm trùng xương thường ảnh hưởng đến các xương dài ở chân, xương cánh tay, xương sống và xương chậu. Trước đây, rất khó để điều trị viêm xương tủy xương, nhưng hiện nay cùng với sự phát triển của y học, các phương pháp điều trị viêm xương tủy xương có thể giúp tiết kiệm xương bị nhiễm bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh viêm xương tủy xương.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung phân tích các hướng điều trị viêm xương tủy xương. Tuy nhiên, để lựa chọn hướng điều trị đúng đắn, cần thiết phải chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Chẩn đoán viêm xương tủy xương

Để chẩn đoán bệnh viêm xương tủy xương bác sĩ sẽ dựa vào phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng:

#1. Lâm sàng chẩn đoán bệnh

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra phần cơ thể bị ảnh hưởng có dấu hiệu viêm xương tủy xương hay không, bao gồm các triệu chứng đau, sưng tấy, sốt…
  • Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi rõ bệnh sử gần đây của người bệnh, đặc biệt là bất kỳ một tai nạn, thương tích gần đây hoặc sự nhiễm trùng có xảy ra trước đó và các bệnh sử liên quan.

#2. Cận lâm sàng chẩn đoán

Các thử nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra mức độ bạch cầu trong máu. Với mức độ bạch cầu trong máu cao thường là biểu hiện của nhiễm trùng.
Chẩn đoán bệnh viêm xương tủy xương
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm xương tủy xương
  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hàng lấy một mẩu mô nhỏ để kiểm tra mầm bệnh nào ( vi khẩn hoặc nấm) đang gây nhiễm trùng xương. Điều này giúp tìm ra cách điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm hình ảnh: X- quang, MRI hoặc chụp CT có thể cho thấy bất kỳ tổn thương xảy ra ở xương.

Phương pháp điều trị viêm xương tủy xương

Theo các chuyên gia cho biết, việc điều trị bệnh viêm xương tủy xương phụ thuộc vào loại viêm xương, cụ thể như sau:

  • Viêm xương tủy xương cấp tính

Trong viêm xương tủy xương cấp, nhiễm trùng phát triển trong vòng 2  tuần sau khi bị thương tích, nhiễm trùng ban đầu hoặc bắt đầu một căn bệnh tiềm ẩn. Lúc này, cơn đau do viêm xương tủy xương thường rất dữ dội, thậm chí có thể đe dọa đến mạng sống của người bệnh.

Phương pháp điều trị viêm xương tủy xương cấp chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm tùy thuộc vào chẩn đoán là do nguyên nhân vi khuẩn hay nấm gây nên. Đối với người lớn, thời gian điều trị có thể kéo dài từ  4 –  6 tuần, một số bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện, trong khi một số khác có thể được chỉ định điều trị và theo dõi tại nhà.

Nếu nhiễm vi khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus (S. aureus) kháng  methicillin (MRSA), bệnh nhân có thể cần một thời gian điều trị dài hơn và kết hợp với các loại thuốc khác nhau.

Điều trị viêm xương tủy xương bằng thuốc
Thuốc men điều trị viêm xương tủy xương

Tác dụng phụ có thể xảy ra với người bệnh do kháng sinh bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn và đôi khi có thể có phản ứng dị ứng.

Trong một số trường hợp, viêm xương tủy xương liên quan đến xương sống, hộp sọ hoặc xương ức của người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu phương pháp điều trị viêm xương tủy xương bằng oxy. Phương pháp này được tiến hành bằng cách cho bệnh nhân ở trong một buồng làm tăng áp lực xung quanh cơ thể và cho phép phổi của bạn được hấp thụ oxy tinh khiết. Nhiều oxy trong máu và các mô giúp bạn chống lại nhiễm trùng và hồi phục nhanh hơn. Với phương pháp này cần khoảng 100 phút điều trị mỗi ngày trong khoảng 5 tuần mới có hiệu quả.

  • Viêm xương tủy xương cấp sau

Trong viêm xương tủy xương cấp sau, nhiễm trùng phát triển trong 1 – 2 tháng sau khi bị chấn thương, nhiễm trùng  ban đầu hoặc bắt đầu một căn bệnh tiềm ẩn.

Chữa viêm xương tủy xương trong trường hợp này tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng của xương bị tổn thương.

Nếu không có tổn thương xương, điều trị tương tự như dùng trong viêm xương tủy xương cấp tính, nhưng nếu có tổn thương xương, điều trị sẽ tương tự như trong viêm xương tủy xương mãn tính.

  • Viêm xương tủy xương mạn tính

Trong viêm tương tủy xương mạn tính, nhiễm trùng  bắt đầu 2 tháng sau khi bị thương, nhiễm trùng ban đầu hoặc bắt đầu một căn bệnh tiềm ẩn.

Để điều trị viêm xương tủy xương mạn tính, bệnh nhân thường cần cả kháng sinh và phẫu thuật để sửa chữa những tổn thương do nhiễm trùng xương.

Điều trị viêm xương tủy xương bằng phẫu thuật
Phương pháp điều trị viêm xương tủy xương bằng phẫu thuật

Phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Kỹ thuật chọc hút: Khu vực xung quanh xương bị nhiễm có thể chứa đầy mủ và chất lỏng để đáp ứng với nhiễm trùng. Do vậy, các bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật chọc hút các chất đó ra để ngăn ngừa nhiễm trùng  tiến triển.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện cắt bỏ các xương bị nhiễm bệnh. Bất kỳ các mô xung quanh có dấu hiệu nhiễm  trùng cùng cần phải loại bỏ để đảm bảo rằng tất cả các khu vực bị nhiễm bệnh được lấy đi.
  • Phục hồi dòng máu chảy vào xương: Bất kỳ không gian trống nào còn sót lại có thể được lấp đầy bằng một mẩu mô xương hoặc da hoặc cơ từ một phần khác của cơ thể. Chất bổ sung tạm thời có thể được sử dung cho đến khi bệnh nhân đủ khỏe để ghép xương hoặc mô. Ghép giúp cơ thể sửa chữ các mạch máu bị hư hỏng, tạo điều kiện cho dòng máu đến nuôi xương được duy trì và góp phần hình thành xương mới.
  • Ổn định xương bị ảnh hưởng: Các tấm kim loại, thanh hoặc đinh vít có thể được đưa vào xương để ổn định xương bị ảnh hưởng và xương ghép mới.

Điều trị thành công sự nhiễm trùng ở bệnh viêm xương tủy xương là có thể, nhưng đôi khi có những biến chứng xảy ra :

Viêm xương tủy xương có thể được hồi phục, nhưng sau đó nó lại tái phát hoặc có thể tồn tại mà không bị phát hiện trong nhiều năm. Điều này có thể dẫn đến sự chết đi của mô xương và hủy hoại xương. Những người có tình trạng khó điều trị như tiểu đường nặng, HIV, tuần hoàn kém hoặc hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ cao hơn.

Phòng ngừa bệnh viêm xương tủy xương

Bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu và hệ tuần hoàn hoạt động kém nên:

  • Có một chế độ ăn uống làn mạnh, cân bằng và tập thể dục thể thao phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Không hút thuốc, vì điều này có thể làm yếu hệ thống miễn dịch và góp phần làm cho tuần hoàn kém đi.
  • Thực hiện vệ sinh tốt, rửa tay tắm giặt thường xuyên.
  • Tiêm phòng đầy đủ với các mũi tiêm được khuyến cáo.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
  • Tránh uống quá nhiều rượu thường xuyên vì rượu làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, cholesterol cao…

Những người dễ bị nhiễm trùng nên đặc biệt cẩn thận để tránh các vết xương hoặc vết cắt. Bất kỳ các vết thương dù nhỏ cũng cần được làm sạch và băng lại ngay lập tức. Chẩn đoán sớm và điều trị viêm xương tủy xương càng nhanh càng tốt khi có nghi ngờ.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Cập nhật lúc 14:29 - 02/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan