Chứng rối loạn đau khớp và những điều cần biết

Chứng rối loạn đau khớp là tình trạng thường gặp tuy nhiên rất ít người có hiểu biết sâu về bệnh lý này. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trì là vấn đề rất cần thiết.

Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết, giúp bạn đọc có hình dung rõ ràng về tình trạng này!

rối loạn đau khớp
Chứng rối loạn đau khớp và những điều cần biết

Rối loạn đau khớp và những điều cần biết

Rối loạn đau khớp là tình trạng suy yếu chức năng của xương, khớp, dây chằng, dây thần kinh và hệ thống mạch máu xung quanh khớp xương.  Trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh – Trưởng khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai, ông cho biết:

“Rối loạn đau khớp gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh. Xương khớp là cơ quan đóng vai trò như bộ khung cho cơ thể, vừa giúp cơ thể vận động và di chuyển dễ dàng. Khi rối loạn xảy ra, tức là các chức năng này phần nào sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc nhiều vào tình trạng suy yếu của khớp và các cơ quan có mối liên hệ.”

Rối loạn đau khớp chính là hội chứng chung và là nguyên nhân hình thành của những bệnh lý mãn tính như bệnh gút, thoái hóa khớp/ đốt sống, viêm khớp,…

1. Nguyên nhân gây rối loạn đau khớp

Rối loạn đau khớp được hình thành do nhiều nguyên nhân, sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này. Nắm bắt nguyên nhân hình thành sẽ giúp người bệnh khắc phục chúng hiệu quả. Nếu không tiến hành khắc phục nguyên nhân gây bệnh, tình trạng rối loạn có nguy cơ trầm trọng hơn.

  • Tuổi tác: luôn là nguyên nhân được nhắc đến đầu tiên gây ra những bệnh lý xương khớp. Tuổi tác cao khiến cơ thể – hay cụ thể là hệ thống xương khớp bị thoái hóa, quá trình này bào mòn mô sụn, làm giảm mật độ xương, khiến hệ thống xương suy yếu và dễ tổn thương. Rối loạn đau khớp chính là hệ quả từ những tác động tiêu cực từ quá trình lão hóa lên hệ thống xương khớp.
  • Tính chất công việc: những người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên khuân vác đồ nặng khiến xương khớp phải chịu áp lực lớn. Hoặc những người thường xuyên duy trì một tư thế quá lâu, ít vận động có nguy cơ mắc phải tình trạng rối loạn đau khớp.
  • Béo phì: thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân gây rối loạn đau khớp thường gặp, nhất là ở những người trẻ tuổi.
  • Di truyền: các vấn đề ở xương khớp đều có khả năng di truyền khá cao, rối loạn đau khớp là một trong số đó. Với nguyên nhân này, người bệnh hoàn toàn không thể khắc phục được.

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra chứng rối loạn đau khớp như chấn thương không được điều trị gây tổn thương lên các cơ quan lân cận, mức độ vận động mạnh, chơi những môn thể thao cường độ cao trong thời gian dài,…

2. Triệu chứng của chứng rối loạn đau khớp

Rối loạn đau khớp gây ra những triệu chứng nặng nề hơn những bệnh lý mãn tính khác, cơn đau không khu trú mà xảy ra cục bộ, nhiều người cảm thấy đau nhức toàn bộ cơ thể. Bạn đọc tham khảo những triệu chứng do chứng rối loạn đau khớp ngay sau đây.

Triệu chứng của chứng rối loạn đau khớp
Triệu chứng của chứng rối loạn đau khớp
  • Cơn đau xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp, thậm chí là toàn bộ cơ thể. Khiến khớp xuất hiện hiện tượng sưng và cứng khớp vào buổi sáng.
  • Đôi khi có cảm giác tê bì và ngứa ran, giảm khả năng vận động của khớp thậm chí mất hoàn toàn khả năng vận động nếu không tiến hành điều trị sớm.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ và thể trạng người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm hiệu suất làm việc.

Rối loạn đau khớp là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý mãn tính, chính vì vậy còn có rất nhiều triệu chứng đặc trưng. Người bệnh nên đến phòng khám nếu nhận thấy những triệu chứng đau nhức xương khớp kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sức khỏe của bản thân.

Các phương pháp điều trị chứng rối loạn đau khớp

Dựa vào triệu chứng của chứng rối loạn đau khớp, bác sĩ sẽ xác định mức độ bệnh vè chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

1. Sử dụng thuốc

Đối với tình trạng bệnh nhẹ và vừa, chuyên gia sẽ chỉ định thuốc tây để kiểm soát những cơn đau. Đối với cơn đau nhẹ, rất ít khi xuất hiện, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol, ibuprofen, thuốc không viêm không steroid,…

Nếu cơn đau nặng hơn, dai dẳng và có xu hướng tăng dần mức độ khi vận động, người bệnh buộc phải sử dụng thuốc theo toa. Các loại thuốc phổ biến như thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm hoặc tiêm corticoid màng cứng để giảm đau nhanh chóng.

Các loại thuốc này chỉ đem lại hiệu quả tức thời, chúng không tác động đến căn nguyên bệnh nên việc sử dụng thuốc trong thời gian dài không được khuyến khích. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện nếu không sử dụng đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp người bệnh kiểm soát cơn đau và phục hồi những cơ quan tổn thương. Không đem lại hiệu quả nhanh chóng như thuốc tây, song lại có tác động sâu đến nguồn cơn gây bệnh, cải thiện khả năng vận động của người bệnh hiệu quả.

Vật lý trị liệu chữa rối loạn đau khớp
Vật lý trị liệu chữa rối loạn đau khớp

Phương pháp vật lý trị liệu bao gồm nhiều kỹ thuật nhu xoa bóp, kích thích điện, kỹ thuật thư giãn, thực hiện những bài tập căng cơ, giãn gân cốt, cải thiện chức năng vận động,…

Điều trị bằng vật lý trị liệu đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và thực hiện đều đặn, bởi hầu như những tác động từ phương pháp đều là tác động vật lý, không thể đem đến hiệu quả nhanh chóng như các biện pháp điều trị khác.

3. Thay đổi thói quen

Thay đối những thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, tập luyện chính là cách điều trị rối loạn đau khớp hiệu quả nhưng không gây tốn kém. Xương khớp bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, do đó để chữa trị thành công, người bệnh buộc phải tác động một cách toàn diện.

chữa rối loạn đau khớp
Thay đổi thói quen chính là giải pháp cần thiết trong quá trình chữa rối loạn đau khớp
  • Hạn chế mang vác đồ nặng, với người đau vai hay lưng, không nên đeo balo hay túi xách quá nặng.
  • Nên luyện tập thể thao thường xuyên để khắc phục những tổn thương ở xương khớp, gân cốt và dây chằng.
  • Bổ sung những thực phẩm cần thiết để tăng cường mật độ xương, cải tạo tổn thương ở mô sụn, tăng độ đàn hồi cho dây chằng và gân cốt.
  • Cải thiện những tư thế sai lệch, nên giữ cơ thể ở tư thể trung lập để giảm áp lực lên hệ thống xương khớp.

Chứng rối loạn đau khớp sẽ được điều trị dứt điểm nếu bạn phát hiện bệnh sớm và khắc phục kịp thời. Rối loạn đau khớp chính là giai đoạn trung gian, nếu không chữa trị các bệnh lý xương khớp mãn tính sẽ xuất hiện. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã nắm bắt được những thông tin về bệnh lý này và có thể xử lý nhanh chóng khi gặp phải.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 23:25 - 05/11/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan