Loãng xương là căn bệnh xương khớp hình thành do sự suy giảm tỷ trọng khoáng chất của xương. Không chỉ là căn bệnh tuổi già, trẻ em cũng có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Tìm hiểu các nguyên nhân gây loãng xương ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ chăm sóc sức khỏe cho con em mình tốt hơn, ngăn ngừa bệnh loãng xương và các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây loãng xương ở trẻ em
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị loãng xương do chế độ dinh dưỡng kém, ít vận động hay mắc một số bệnh lý có liên quan. Cụ thể như sau:
Do thiếu dinh dưỡng
Những trẻ kém phát triển thể chất ngay từ lúc nhỏ, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không đảm bảo thiếu canxi, vitamin D, phospho, protid, protein.. hoặc cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng sẽ khiến hệ xương khớp không đạt được độ cứng cáp khi trưởng thành.
Do trẻ ít vận động
Những trẻ vận động thường xuyên, chơi thể thao thường có khối lượng xương cao khi đến tuổi trưởng thành. Trong khi những trẻ ít vận động hay ít tham gia các hoạt động ngoài trời thường bị thiếu vitamin và ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi bổ sung cho xương khớp, gây ra chứng loãng xương.
Trẻ mắc một số bệnh lý về tiêu hóa
Trẻ bị các bệnh đường tiêu hóa về dạ dày và ruột… thường gây cản trở đến việc hấp thu vitamin D, canxi và protein khiến xương khớp không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nên dẫn đến loãng xương.
Nhận biết bệnh loãng xương ở trẻ em
Trẻ bị loãng xương ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng ngoài một số cảm giác đau và nhức mỏi xương khớp mơ hồ. Khi bệnh càng tiến triển thì các triệu chứng càng rõ rệt như:
- Đau nhức các đầu xương, nhức mỏi các xương dài, đau mạnh về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Đau cột sống kèm theo các triệu chứng co cứng cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.
- Gù vẹo cột sống và giảm chiều cao.
- Một số triệu chứng toàn thân như ớn lạnh, ra mồ hôi, chuột rút.
Để phòng bệnh loãng xương cho trẻ, cha mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, chú ý bổ sung nhiều canxi, phốt pho, magie, vitamin D từ tôm cua, thịt cá, trừng sữa, các loại đậu và ngũ cốc…. vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Việc tắm nắng hàng ngày cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D, giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn. Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, tập thể thao hay vui chơi, chạy nhảy cũng giúp xương khớp của trẻ cứng cáp và khỏe mạnh hơn.
Thông tin hữu ích :
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh loãng xương ở trẻ em và người cao tuổi
Bé nhà tôi kêu đau ngón chân mấy đêm nay.tôi lo k biết cháu có bị loãng xương hay không.chau năm nay 3tuổi nặng 15kg.chau cao nhỉnh hơn so với trẻ cùng trang lứa.4đêm nay đêm nào cháu cũng khóc kêu đau mấy ngón chân.tôi lo quá.