Mẹo chữa chuột rút đơn giản bằng cách bấm huyệt

Chuột rút là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp khiến nhiều người cảm thấy đau tê tái và không thể cử động. Tham khảo một số thủ thuật bấm huyệt chữa chứng chuột rút sau đây sẽ giúp bạn khắc phục được cơn đau hiệu quả và hoạt động lại bình thường.

Nguyên nhân gây ra chứng chuột rút

Chuột rút còn được gọi là chứng vọp bẻ, là tình trạng cơ bắp co thắt đột ngột và gây đau khiến người bệnh không thể cử động ngay tại thời điểm bị chuột rút. Chuột rút có thể xảy ra ở mọi cơ bắp thịt trên cơ thể nhưng thường xảy ra nhất ở bắp đùi, cẳng chân, bàn tay, bàn chân hay cơ bụng. Những người thường dễ bị chuột rút nhất là người chơi thể thao, leo núi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi…

meo-chua-chuot-rut-don-gian-bang-cach-bam-huyet-1

Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị chuột rút như:

– Do lao động hoặc tập tập luyện quá mức với cường độ cao.

– Vận động đột ngột mà không khởi động cơ thể kỹ càng.

– Đứng hoặc ngồi lâu, nằm ngủ không đúng tư thế khiến cơ bắp bị mỏi.

– Thiếu nước, thiếu khoáng như canxi, kali, magie…

– Bị chuột rút do mang thai dẫn đến thiếu canxi (Các mẹ có thể đọc thêm bài viết:  Biểu hiện thiếu canxi ở phụ nữ mang thai nên biết để xem mình có rơi vào trường hợp này không nhé)

– Bị ngộ độc chì.

– Do các bệnh lý về tuyến giáp, giãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh viêm dây thần kinh, Parkinson, thiếu máu, tiểu đường hoặc do bàn chân phẳng…

– Sử dụng một số loại thuốc ngừa thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, hạ mỡ máu hoặc huyết áp, thuốc giãn phế quản hoặc chống viêm dạ dày.

Xem bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi bị chuột rút

Mẹo chữa chuột rút bằng cách bấm huyệt

Khi bị chuột rút, tùy vào vị trí mà có thể nhận thấy khối cơ tại vùng đó bị co và lồi lên, nếu ấn vào sẽ thấy cứng và đau kinh khủng. Chuột rút ở bắp chân sẽ khiến bàn chân không cử động được, các ngón chân bị co quắp lại.

Để nhanh chóng khắc phục chứng chuột rút và xua tan cơn đau, người bệnh có thể thực hiện một số thủ thuật xoa bóp bấm huyệt sau đây:

  • Đối với chuột rút ở cẳng chân

meo-chua-chuot-rut-don-gian-bang-cach-bam-huyet-2

– Dùng hai bàn tay ôm bắp chân, dùng lực vừa phải vuốt từ trên xuống dưới đến tận gót chân nhiều lần.

– Dùng ngón giữa tay phải day và bấm huyệt ủy trung nằm giữa nếp ngang giữa kheo chân trong 1 phút.

– Dúng ngón cái bàn tay trái day và ấn huyệt thừa sơn nằm giữa bắp chân, tại chỗ lõm của 2 khe cơ bắp thịt mà khi kiễng chân lên sẽ thấy; day ấn trong 1-2 phút.

– Dùng ngón cái day bấm huyệt côn lôn ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ ngoài gân gót chân và huyệt thái khê ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ ngoài gân gót chân.

– Sau đó, dùng hai bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng từ bắp chân đến gót chân và ngược lại. Từ từ gập duỗi cẳng chân và co duỗi bàn chân rồi đứng dậy để khí huyết lưu thông và giảm co cơ.

  • Nếu chuột rút bàn chân

– Dùng ngón cái bấm vuông góc vào giữa cơ dép với lực nhẹ rồi mạnh dần lên, tới ngưỡng mạnh thì giữ nguyên cường độ trong 2-3 phút.

meo-chua-chuot-rut-don-gian-bang-cach-bam-huyet-3

– Bấm mạnh huyệt công tôn nằm ở chỗ lõm tiếp giáp của thân và đầu sau xương bàn chân 1, tại đường tiếp giáp da gan bàn chân – mu bàn chân, ở bờ trong bàn chân.

– Khi thấy cơn đau thuyên giảm thì dùng hai bàn tay kéo ngược các ngón chân về phía đầu gối trong 2-3 phút rồi dùng tay xoa bóp đều vùng cẳng chân và bàn chân.

  • Chuột rút ở bàn tay

– Dùng ngón tay cái của bàn tay kia bấm vào huyệt hợp cốc của bàn tay bị chuột rút. Huyệt hợp cốc là huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp giữa ngón trỏ và ngón cái khi ta khép 2 ngón này sát nhau.

meo-chua-chuot-rut-don-gian-bang-cach-bam-huyet-4

– Tiếp đó, kéo ngược các ngón tay về phía mu bàn tay, giữ trong 2-3 phút để ngăn co cơ.

Khi bị chuột rút, người bệnh nên xoa bóp, chườm đá lạnh hoặc tắm nước nóng để thư giãn cơ bắp. Bổ sung nước chanh muối, nước dừa và uống nhiều nước để cung cấp nước và khoáng cho cơ thể. Trước khi luyện tập, cần khởi động thật kỹ và nên tập thư giãn cơ bắp sau khi luyện tập xong. Đồng thời chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa chứng chuột rút. Bạn nên bổ sung các món ăn giàu canxi tốt cho xương khớp, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa chứng chuột rút. Nếu bạn thường xuyên gặp phải chứng chuột rút và gây đau dữ dội, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị cụ thể nhé.

Cập nhật lúc 09:14 - 15/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan