Lưu ý chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai

Đau dây chằng là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai do tử cung đang bắt đầu lớn dần để chuẩn bị cho sự ra đời của một sự sống mới. Các cơn đau này thường xuất hiện tăng cường vào những tháng giữa thai kỳ khiến mẹ phải chịu nhiều khổ sở, đôi khi đau đến mức chẳng thể ngồi dậy được. Để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều sau khi gặp chứng giãn dây chằng lưng.

luu-y-chung-gian-day-chang-lung-khi-mang-thai-4

1. Biểu hiện chứng giãn dây chằng lưng

Trước hết chị em cần phân biệt được chứng giãn dây chằng lưng với những cơn đau lưng thông thường trong giai đoạn thai kỳ để có biện pháp phòng ngừa đúng cách.

Phụ nữ mang thai bị giãn dây chằng lưng thường xuất hiện những triệu chứng sau:

– Đau khi thay đổi vị trí đột ngột (ví dụn nhưn chuyển từ đứng sang ngồi hoặc từ ngồi sang nằm…).

– Đau khi phải ngồi hoặc đứng quá lâu.

– Đau khi đi bộ hoặc phải lao động chân tay quá nhiều.

– Cơn đau xuất hiện thường xuyên tại các vị trí khung xương chậu, xương chậu, bụng, đùi hoặc lưng.

– Vùng xương chậu có cảm giác nặng nề,  đau ê ẩm có cảm giác như thai nhi sắp rơi khỏi bụng.

Đau dây chằng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn ở phụ nữ đã mang thai nhiều lần. Nếu trải qua các cơn đau trên kèm theo cảm giác dữ dội, kéo dài, xuất hiện kèm các cơn co thắt đôi khi còn sốt, buồn nôn, ói mữa… thì mẹ bầu nên lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám phòng trường hợp đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh nào đó.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

luu-y-chung-gian-day-chang-lung-khi-mang-thai-1(nghĩ ngơi và thư giãn hợp lý)

2. Lưu ý chứng giãn dây chằng thắt lưng khi mang thai

Phụ nữ mang thai rất khó tránh khỏi những cơn đau dây chằng, nhưng mẹ bầu có thể giảm bớt cảm giác khó chịu này bằng một vài biện pháp sau:

• Nghĩ ngơi hợp lý

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên nghĩ ngơi nhẹ nhàng và thư giãn đầu óc, tránh làm những công việc nặng hay khuân vác đồ đạc hoặc đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.

Nếu đang làm việc mà cảm thấy đau mẹ nên dừng ngay để thư giãn và nghĩ ngơi đợi khi các cơn đau qua bớt thì có thể tiếp tục công việc. Không nên gắng sức vì có thể làm tổn hại đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Ngoài ra, nếu công việc có tính chất ngồi lâu, ngồi nhiều thì mẹ nên thi thoảng tranh thủ đứng lên đi lại để thư giãn cơ bắp, giúp máu huyết lưu thông.

• Thay đổi tư thế ngủ

Tư thế ngủ phụ hợp cho phụ nữ mang thai đó là nằm nghiêng và chèn một chiếc gối phía dưới bụng, kẹp thêm một chiếc khác giữa hai chân. Nếu đang nằm ở tư thế này mà cảm thấy đau mẹ nên nhẹ nhàng xoay người để thay đổi tư thế, tránh xoay đột ngột sẽ khiến cơn đau dữ dội hơn.

luu-y-chung-gian-day-chang-lung-khi-mang-thai-3(Dùng đai đỡ phần bụng)

• Dùng thuốc giảm đau

Tuy các loại thuốc tây được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn mang thai là rất hạn chế, xong nếu cơn đau quá dữ dội mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Cụ thể thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định thường là Paracetamol.

Mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.

• Dùng đai đỡ phần bụng

Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 5 trở đi bụng mẹ bầu sẽ ngày càng tăng kích thước khiến mẹ phải thường xuyên ưỡn bụng ra phía trước và dùng tay chống đỡ phần thắt lưng để giữ cân bằng cho cơ thể. Vì vậy, đai đỡ bụng vào lúc này sẽ là sự lựa chọn sáng suốt để giảm bốt áp lực lên phần cột sống thắt lưng, giúp mẹ có thể đứng và đi lại dễ dàng hơn.

Nên lựa chọn tìm mua đai đỡ bụng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không chứa thành phần độc hại để sử dụng.

• Gặp bác sĩ khi cần thiết

Phụ nữ mang thai luôn phải thăm khám sức khỏe định kỳ hằng tháng để theo dõi tình hình phát triển cũng như sức khỏe của thai nhi. Hãy tận dụng thời gian này để hỏi thăm về chứng đau dây chằng của bạn và xin lới khuyên từ bác sĩ về các biện pháp giảm đau và những lưu ý cần thiết cho giai đoạn này.

Chị em cũng cần lưu ý đến mức độ đau và những biểu hiện của cơn đau. Nếu cơn đau quá dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm thì đây có thể là triệu chứng nguy hiểm của sạn thận, viêm ruột thừa hay u nang buồng trứng… cần phải được thăm khám sớm và xử lý kịp thời.

Chúc chị em luôn vui khỏe!.

Cập nhật lúc 11:31 - 23/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan