Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn đầu và cách chữa từ sớm

Khi bệnh gút giai đoạn đầu xuất hiện, người bệnh nên tiến hành điều trị sớm để ngăn chặn cơn đau gút cấp tính xuất hiện khiến bệnh chuyển sang giai đoạn thứ hai. Bài viết sẽ chỉ ra các dấu hiệu bệnh gút ở giai đoạn đầu và hướng điều trị giúp ức chế tiến triển, ngăn chặn tình trạng phát triển thành gút cấp tính.

Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn đầu
Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn đầu và cách chữa từ sớm

Các triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh gút

Ở giai đoạn đầu, bệnh gút chưa biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng, hầu như người bệnh không nhận thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào ở cơ thể. Cách duy nhất để phát hiện gút ở giai đoạn đầu là thực hiện đo lường nồng độ axit uric trong máu, nếu nồng độ vượt ngưỡng ở mức cân bằng, người bệnh được xác định mắc bệnh gút ở giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, thời gian từ lúc nồng độ axit uric tăng đến khi cơn đau gút cấp tính đầu tiên xuất hiện thường khá lâu. Nếu khắc phục kịp thời, người có nồng độ axit uric cao có thể ngăn chặn được tình trạng chuyển biến sang giai đoạn gút cấp tính.

Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, bệnh gút thường không biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng

Chỉ khi nồng độ axit uric tăng cao mạnh, cơn đau gút cấp tính mới xuất hiện. Đa số bệnh nhân đều phát hiện khi bệnh có triệu chứng cụ thể, ít người phát hiện ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng cụ thể không được biểu hiện rõ, tuy nhiên người bệnh có thể nhận thấy những dấu hiệu nhỏ như sau:

  • Cảm giác hơi nhức và yếu ở khớp, thường gặp nhất là khớp ngón chân cái. Tuy nhiên mức độ nhức rất nhẹ, người bệnh hầu như không cảm nhận được cơn đau rõ ràng.
  • Sờ vào có cảm giác ấm nhẹ, ấn vào có cảm giác hơi nhức nhưng không quá đau đớn.
  • Khả năng vận động bị ảnh hưởng nhẹ, có thể hơi khó khăn khi co duỗi khớp ngón.

Đây là một số triệu chứng giúp người bệnh dễ dàng nhận biết bệnh gút ở giai đoạn đầu, song các triệu chứng này không hoàn toàn xuất hiện ở mọi trường hợp. Vì vậy, mọi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện những vấn đề bất thường trong cơ thể.

Ngoài các triệu chứng trên, mọi người có thể dựa vào các thói quen của bản thân để xác định tỉ lệ mắc bệnh gút và tiến hành thăm khám ngay. Một số thói quen làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút như:

  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ ăn nhiều đạm.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian dài.
  • Mắc những bệnh lý mãn tính như tiểu đường, suy thận.

Vì bệnh gút ở giai đoạn đầu chưa biểu hiện bằng triệu chứng lâm sàng vì thế để phát hiện được bệnh, người bệnh buộc phải chủ động trong việc thăm khám. Các cách chẩn đoán bằng các triệu chứng chỉ mang tính chất tương đối, không đảm bảo độ chính xác cao.

Cách chữa bệnh gút giai đoạn đầu

Bệnh gút ở giai đoạn đầu dễ điều trị hơn và ít gây ra nguy hiểm hơn bệnh ở những giai đoạn sau. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tùy vào nồng độ axit uric trong máu.

1. Thuốc làm giảm axit uric

Với các trường hợp nồng độ axit uric tăng không quá 10mg/dl, người bệnh không cần sử dụng thuốc giảm axit uric. Tuy nhiên với trường hợp nồng độ tăng cao hơn, bác sĩ sẽ chỉ định các loại hỗ trợ làm giảm axit uric trong máu.

Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn đầu
Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm axit uric để cải thiện tình trạng bệnh

Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao hơn mức bình thường 12mg/dl, người bệnh buộc phải sử dụng thuốc điều trị, trong đó phổ biến nhất là thuốc hạ axit uric trong máu. Một số nhóm thuốc hạ axit uric trong máu thường gặp như: allopurinol, penicillines, ampicillline,… Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Khi sử dụng, người bệnh phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, theo dõi và kiểm soát các dấu hiệu bất thường để kịp thời ngưng thuốc.

2. Thay đổi chế độ ăn

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn thiết lập chế độ dinh dưỡng để làm giảm axit uric tự nhiên và an toàn. Những người có nồng độ axit uric không quá cao chỉ thực hiện đào thải axit uric bằng thực phẩm, không cần phải sử dụng thuốc điều trị.

Chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ đào thải axit uric cần đảm bảo những điều sau:

  • Bổ sung những thực phẩm tăng chức năng thận, giải phóng axit uric và các chất độc hại như: súp lơ, cải bẹ xanh, lá tía tô, trái cây và sữa bò,…
  • Kiêng cử những thực phẩm khiến nồng độ axit uric tăng cao hoặc những thực phẩm khiến quá trình đào thải của thận bị ức chế như: bia rượu, chất kích thích, đồ uống có gas, nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản,…

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo, nên chế biến món ăn ở dạng luộc hoặc hấp để dinh dưỡng từ món ăn được hấp thu tối đa.

Với bệnh nhân có nồng độ axit uric vượt không quá 10mg/dl, nếu thực hiện chế độ dinh dưỡng nhưng nồng độ axit uric không giảm, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc hỗ trợ. Dù người bệnh có dùng thuốc hạ axit uric vẫn nên thực hiện kết hợp với chế độ dinh dưỡng, vì bệnh gút chịu tác động và chi phối rất lớn bởi yếu tố này.

3. Chế độ luyện tập

Luyện tập không chỉ cải thiện khung xương và khả năng vận động, luyện tập thường xuyên còn tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp thận đào thải axit uric hiệu quả, giảm tiến triển của bệnh gút.

Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn đầu
Kết hợp chế độ luyện tập với chế độ dinh dưỡng giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu

Nếu thực hiện đầy đủ những biện pháp này, người bệnh sẽ khắc phục được tình trạng nồng độ axit uric cao. Chỉ 20% số người có nồng độ axit uric cao phát triển thành gút cấp tính.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về dấu hiệu bệnh gút giai đoạn đầu và hướng khắc phục hiệu quả. Nếu thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cơn đau gút cấp tính sẽ khó có cơ hội xuất hiện, tiến triển bệnh được ngăn chặn và giảm khả năng hình thành những biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 17:03 - 09/03/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan