Có nên chọc hút dịch khớp gối? Lời khuyên từ bác sĩ

“Tôi bị tràn dịch khớp gối hơn 3 năm này, đi khám thì bác sĩ bảo cần chọc hút dịch khớp gối thì bệnh mới thuyên giảm, nhưng nghe đến việc chọc hút khiến tôi ghê rợn người nên cần được sự tư vấn. Mong các chuyên gia cho biết có nên chọc hút dịch khớp gối không? Xin cảm ơn.”

Nguyễn Hoàng Gia Phúc, Quận 10, TP.HCM

Chào bạn Phúc!

Việc tìm hiểu chọc hút dịch khớp gối là kiến thức rất cần thiết cho những người bệnh đang gặp vấn đề về tràn dịch khớp gối. Để giúp bạn và các độc giả hiểu rõ hơn về phương pháp chọc hút dịch khớp gối, những yêu cầu cần thiết cho kỹ thuật này thì xin cùng theo dõi bài viết sau đây:

I. Có nên chọc hút dịch khớp gối?

Các hoạt động mạnh, trọng lực cơ thể tăng đột ngột, các chứng bệnh viêm khớp… là một trong những nguyên nhân khiến bao hoạt dịch khớp gối tổn thương và làm tràn dịch khớp gối. Khi đó, ta cần tiến hành chọc hút dịch khớp gối để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên nhiều biến chứng.

Chọc hút dịch khớp gối
Nhiều người vẫn còn khá băn khoăn liệu có nên chọn cách chọc hút khi tràn dịch khớp gối hay không?

1. Chọc hút dịch khớp gối là gì? Mục đích chọc hút dịch khớp?

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật được các bác sĩ tiến hành hút bớt lượng dịch dư thừa trong khớp gối bằng ống kim nhỏ.

Mục đích của thủ thuật chọc hút dịch khớp gối này là giúp chẩn đoán các bệnh lý phổ biến ở khớp gối như ổ mủ gây viêm khớp đầu gối, tràn dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch, tình trạng tràn máu ổ khớp gối sau khi bị chấn thương mạnh…

2. Chọc hút dịch khớp có gây nguy hiểm không?

Chọc hút dịch khớp giúp điều trị hiệu quả những đau nhức xương khớp do tràn dịch khớp gây ra, phương pháp này được đánh giá là đơn giản và có độ an toàn khá cao. Người bệnh sẽ đẩy lùi được những triệu chứng đau nhức, di chuyển khó khăn của tràn dịch khớp.

Nếu tiến hành chọc hút dịch khớp gối, các dụng cụ thực hiện như bơm tiêm, kim phải được xử lý vô trùng… và tuân thủ các quy định thủ thuật nghiêm ngặt để tránh những biến chứng nguy hiểm.

3. Các trường hợp nên và không chọc hút dịch khớp gối

Chọc hút dịch khớp được áp dụng trong khi chẩn đoán, chữa trị chứng tràn dịch khớp gối. Trong đó, bệnh nhân được xét nghiệm tràn dịch khớp khi bị viêm khớp và tràn dịch khớp được chỉ định chọc hút dịch khớp nếu do một số nguyên nhân sau đây:

  • Viêm hoạt dịch khớp chưa tìm được nguyên nhân.
  • Viêm màng hoạt dịch nghi ngờ do các vi khuẩn gây ra
  • Các bệnh lý biến chứng thành viêm màng hoạt dịch như: Thoái hóa khớp, viêm dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính…
  • Tràn dịch khớp gối có chu kỳ
  • Chấn thương mạnh khiến dịch khớp gối bị tràn…

♦ Chú ý: Một số đối tượng không được chỉ định thực hiện chọc hút dịch khớp gối:

– Không dùng phương pháp chọc hút dịch khớp đối với một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mắc chứng bệnh hay chảy máu hoặc đang tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc có thành phần chống đông.
  • Bệnh nhân bị mắc chứng bệnh máu khó đông, hoặc máu hiếm mà không có máu truyền dự phòng.
  • Bệnh nhân bị xây xướt, tổn thương tại các vùng da cần chọc hút dịch khớp gối.

– Thận trọng với một số trường hợp sau khi dùng phương pháp chọc hút dịch khớp:

  • Bệnh nhân bị mắc một số bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp hoặc chưa kiểm soát được lượng đường trong máu.
  • Nếu người bệnh bị nhiễm HIV thì nên thận trọng chọc hút dịch khớp gối vì có thể gặp nguy hiểm, do cơ thể người bệnh sẽ suy giảm hệ miễn dịch.

4. Biến chứng khi thực hiện chọc hút dịch khớp gối

Nếu quá trình chọc hút dịch khớp gối không đặc biệt lưu ý tuân thủ các nguyên tắc an toàn y tế, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm sau đây:

+ Nếu không thực hiện nguyên tắc vô trùng dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng.

+ Nếu tiến hành sai mốc giải phẫu dễ chọn nhằm mạch máu gây mất máu hoặc trúng các dây thần kinh dẫn truyền khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng các hoạt động của cơ thể.

+ Khi thực hiện chọc hút dịch khớp gối, nếu tâm lý của người bệnh không được trấn an sẽ gây tình trạng sợ hãi, vã mồ hôi, bị buồn nôn hoặc nôn, tụt huyết áp… ảnh hưởng xấu đến kết quả tiểu phẫu.

biến chứng chọc hút dịch khớp gối
Biến chứng nguy hiểm nếu chọc hút dịch khớp gối không an toàn.

II. Quy trình chọc hút dịch khớp gối

Chọc hút dịch khớp gối nếu muốn tiến hành thuận lợi cần phải tuân thủ đầy đủ những quy tắc sau:

  • Thủ thuật cần được tiến hành trong phòng tiểu phòng với điều kiện vô trùng.
  • Các dụng cụ phải được vô trùng tuyệt đối và thực hiện chọc hút dịch khớp gối đúng thao tác và kỹ thuật một cách nghiêm ngặt.
  • Bệnh nhân khi tiến hành chọc hút dịch khớp gối cần phải tự nguyện và hợp tác trong quá trình thực hiện thủ thuật.
  • Dịch khớp nên được xét nghiệm trong vòng 8 giờ đồng hồ trong điều kiện nhiệt độ phòng và 24 giờ nếu được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 – 8ºC.
  • Thủ thuật nên thực hiện bởi những bác sĩ lành nghề tại cơ sở y khoa danh tiếng.

1. Quy trình chuẩn bị trước khi tiến hành chọc hút dịch khớp gối

  • Cán bộ y tá và bác sĩ: Cần rửa tay và sát khuẩn bằng cồn y tế, đeo găng tay vô trùng.
  • Dụng cụ thực hiện: Bông được sát khuẩn, kim tiêm vô khuẩn, bơm tiêm nhựa vô trùng, ống nghiệm vô trùng, lam kính để làm xét nghiệm, băng gạc y tế, băng cố định khớp, hộp chống choáng.
  • Bệnh nhân: Nằm ngửa trong tư thế thoải mái, được sát trùng vị trí cần chọc hút bằng bông có tẩm cồn iod.

2. Tiến hành chọc hút dịch khớp gối

– Bước 1: Sát trùng vùng khớp gối cần chọc hút bằng bông tẩm cồn iod 1% 3 lần.

– Bước 2: Xác định điểm cần chọc hút dịch khớp gối, có thể là đường trước trên hoặc đường bên cạnh của khớp gối.

– Bước 3: Dùng bơm tiêm nhựa và kim đã được vô trùng tiến hành chọc và hút dịch khớp gối ra.

– Bước 4: Dùng băng dính dán vào vị trí đã chọc kim vô trùng sau khi tiến hành chọc hút lấy dịch khớp gối.

– Bước 5: Dùng băng chun để cố định tạm thời khớp gối.

3. Chăm sóc khớp gối sau khi thực hiện chọc hút dịch khớp gối

Các thuốc gây tê cục bộ thường tan sau 2 – 4 giờ, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau khớp gối nhẹ từ 1 –  2 ngày sau khi thực hiện thủ thuật chọc hút dịch khớp gối.

Tùy theo mức độ, người bệnh có thể được bác sĩ cho dùng thuốc chống viêm hoặc các loại thuốc giảm đau thông thường, hoặc tiến hành cho chườm lạnh, băng bó khớp gối để tránh bị sưng…

⇒ Chú ý: Bệnh nhân và người nhà không nên xoa bóp khớp gối sau khi đã tiến hành chọc hút dịch khớp. Giữ vị trí chọc dịch khô trong ít nhất 24 giờ và hạn chế vận động khớp gối tối thiểu 2 ngày.

Ngoài ra, việc ngăn ngừa bệnh và tránh tái phát là vô cùng cần thiết, do đó người thân và bệnh nhân cần chú ý đến những cách chăm sóc sức khỏe khi tràn dịch khớp gối sau đây:

  • Chế độ ăn uống bồi dưỡng:

Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống hợp khoa học và giàu chất dinh dưỡng để giúp xương khớp được chắc khỏe, tránh tình trạng đau nhức do viêm khớp gối

chế độ ăn khi tràn dịch khớp gối.
Cần bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp để ngăn ngừa chứng tràn dịch khớp gối.

Đây là một trong các yếu tố tiên quyết để có thể giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát được chứng bệnh tràn dịch khớp gối. Người bệnh có thể bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin từ sữa, rau xanh, trái cây, tôm, cua, trứng, cá hồi, nghêu… để tăng cường độ dẻo dai cho khớp xương.

  • Sinh hoạt và nghỉ ngơi khi bị tràn dịch khớp:

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh tràn dịch khớp cũng cần nên có một chế độ nghỉ ngơi cho hợp lý. Tránh làm việc quá sức hoặc khiêng vác đồ này ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp.

  • Luyện tập thể thao phù hợp

Chỉ cần dành ra mỗi ngày 15 phút để luyện tập thể dục thể thao để giúp phòng ngừa các chứng bệnh đau nhức khớp gối hiệu quả.

Một số bộ môn thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga, đạp xe… có thể giúp ích cho chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lựa chọn môn thể thao phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

⇒ Trên đây là những thông tin hữu ích cần biết về cách chọc hút dịch khớp gối giúp bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Nếu bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh tràn dịch khớp, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra sớm nhất.

Song Lam

Cần tìm hiểu thêm:

Cập nhật lúc 00:30 - 28/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan