Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm khoảng bao nhiêu ?

“Chào bác sĩ! Tôi đang có ý định mổ thoát vị đĩa đệm nên muốn bác sĩ tư vấn chi phí mổ thoát vị đĩa đệm khoảng bao nhiêu?

Tình trạng bệnh của tôi khá nặng và đã thử áp dụng nhiều cách điều trị nhưng đều không đem lại hiệu quả. Nhiều người khuyên tôi nên thực hiện phẫu thuật trước khi quá trễ, nhưng tôi khá e dè vì không biết chi phí cho cuộc phẫu thuật này khoảng bao nhiêu, có xảy ra hệ lụy nào khi thực hiện nào không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi những vấn đề trên! Xin cảm ơn!”

Nguyễn Minh Hoàng, 55 tuổi, TP HCM

Giải đáp!

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mãn tính về xương khớp, nhiều bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên thực hiện phương pháp này, nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm và chi phí thực hiện, chuyên mục để liên hệ bác sĩ để giải đáp ngay sau đây.

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm khoảng bao nhiêu?
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm khoảng bao nhiêu?

Ưu điểm và hạn chế của phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng để cải thiện bệnh tình, bởi phương pháp này chỉ được thực hiện khi các phương pháp bảo tồn không đạt được hiệu quả. Liên hệ với Bác sĩ Vũ Minh Quang, Chuyên khoa Xương Khớp Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM, ông cho biết.

“Mổ thoát vị đĩa đệm chỉ được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, phương pháp này tiến hành loại bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương. Chính phần đĩa đệm này chèn ép lên đốt sống và rễ thần kinh gây ra cơn đau ở cổ và thắt lưng. Với vùng thắt lưng, nếu tình trạng thoát vị ở đây không được điều trị có thể dẫn đế bệnh đau dây thần kinh tọa.

Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi bệnh không có tiến triển khi thực hiện các phương pháp điều trị khác, như dùng thuốc giảm đau, tiêm cortisone, vật lý trị liệu hay sử dụng các bài thuốc dân gian. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành chụp MRI để xem xét bệnh tình, nếu bệnh trở nặng và không thể khắc phục được bằng bất kỳ phương pháp nào khác, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.”

Tuy nhiên, bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những hệ lụy phát sinh, do đó người bệnh nên kiên trì thực hiện các phương pháp điều trị bảo tồn để tránh trường hợp bệnh chuyển biến trầm trọng và phải phẫu thuật. Chúng tôi đã tổng hợp những ưu điểm và hạn chế của phương pháp mổ chữa thoát vị đĩa đệm để giúp người bệnh có hình dung cụ thể hơn về phương pháp này.

Ưu điểm:

  • Loại bỏ căn nguyên của các cơn đau, giải phóng người bệnh khỏi những cơn đau dai dẳng ở cổ và thắt lưng.
  • Khôi phục chức năng vận động của người bệnh.
  • Đưa cột sống và trạng thái cân bằng, giúp người trở về cuộc sống bình thường.

Khuyết điểm:

  • Tiềm ẩn những hệ lụy như sốc phản vệ, nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan lân cận,…
  • Một số trường hợp bệnh tiếp tục tái phát
  • Khả năng vận động của người bệnh không được phục hồi 100%
  • Chi phí điều trị cao

Bệnh nhân có thể kiểm soát những rủi ro bằng cách xét nghiệm đầy đủ trước khi thực hiện để chắc rằng bản thân có đủ điều kiện phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm. Hơn nữa, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ chuyên gia bác sĩ có kinh nghiệm để chắc rằng bệnh tình của bạn không có những chuyển biến theo hướng trầm trọng.

Bạn nên biết: Tập đâu khỏe đấy với 10 bài tập thoát vị đĩa đệm cực hiệu quả này

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm khoảng bao nhiêu?

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào kỹ thuật người bệnh lựa chọn và cơ sở thực hiện. Hơn nữa, chi phí còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của người bệnh, do đó chúng tôi không thể trả lời chính xác vấn đề này. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo chi phí dao động của các kỹ thuật phẫu thuật để lựa chọn cho mình kỹ thuật phù hợp với tài chính và tình trạng bệnh.

Các kỹ thuật mổ thoát vị đĩa đẹm và chi phí thực hiện
Các kỹ thuật mổ thoát vị đĩa đẹm và chi phí thực hiện

1. Phương pháp mổ truyền thống

Phương pháp mổ truyền thống có chi phí thực hiện dao động khoảng 15 – 18 triệu đồng. Phương pháp này chỉ thực hiện với trường hợp bệnh không quá nặng, bệnh chưa gây ra biến chứng hẹp ống sống. Mổ truyền thống chỉ có thể loại bỏ phần nhân của đĩa đệm đã thoát ra để giải phóng sự tắc nghẽn ở các vị trí đau đớn.

Tuy nhiên, mổ truyền thống khiến vết thương sâu và rộng hơn. Người bệnh đau đớn hơn sau phẫu thuật, quá trình phục hồi cũng chậm hơn những kỹ thuật mổ khác. Nhưng đây là kỹ thuật mổ có chi phí thực hiện ít tốn kém nhất.

2. Phương pháp mổ nội soi

Với phương pháp mổ nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng máy móc hiện đại để có thể quan sát các cơ quan bên trong nhưng không phải tác động đến vết rạch quá sâu. Đây là phương pháp mới, giúp vết mổ nhỏ và ít gây tổn thương đến các cơ quan khác, vết mổ cũng chính xác và đem lại hiệu quả cao hơn.

Phương pháp mổ nội soi có giá thành dao động từ 30 – 40 triệu đồng, cao hơn hẳn phương pháp mổ truyền thống. Bệnh nhân khi thực hiện phương pháp này sẽ ít đau đớn hơn, thời gian mổ cũng được rút ngắn, quá trình phục hồi của bệnh nhân cũng nhanh hơn so với phương pháp mổ thông thường.

3. Phương pháp mổ kết hợp

Phương pháp này chỉ thích hợp với bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, kèm theo những biến chứng như hẹp ống sống hoặc tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều vị trí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận động và sinh hoạt của người bệnh. Đây là ca mổ rất phức tạp, bởi bác sĩ phải xử lý cùng lúc nhiều vấn đề, thời gian mổ cũng kéo dài hơn hẳn các ca mổ thông thường.

Chính vì vậy mà ca mổ này có giá dao động khoảng 40 – 50 triệu đồng và thời gian phục hồi cũng chậm hơn. Người bệnh rơi vào trường hợp này cần thực hiện nghiêm ngặt những yêu cầu của bác sĩ để phục hồi chức năng vận động và hạn chế tình trạng bệnh tái phát.

Mức chi phí chúng tôi tổng hợp chỉ mang tính tham khảo, một số cơ sở thực hiện sẽ có chênh lệch ít nhiều. Trước khi mổ, bệnh nhân có thể nhờ chuyên gia tư vấn chi phí và đặc điểm của phương pháp mổ để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị dành cho người có tình trạng bệnh nặng và đã gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần tìm hiểu về chi phí mổ thoát vị đĩa đệm và kỹ thuật mổ trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật người bệnh cần thay đổi những thói quen gây hại đến đốt sống để hạn chế tình trạng bệnh tái phát.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 17:51 - 07/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan