Loãng xương là căn bệnh làm giảm tỉ trọng khoáng chất của xương và biến đổi cấu trúc xương khiến xương mỏng manh và dễ gãy. Phụ nữ sau mãn kinh chính là đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé.
Vì sao phụ nữ sau mãn kinh dễ mắc bệnh loãng xương ?
Bệnh loãng xương thường xuất hiện ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sau mãn kinh, lượng estrogen – nội tiết tố của buồng trứng thiếu hụt trầm trọng, tốc độ mất xương diễn ra nhanh. Bên cạnh đó, tình trạng giảm tiết hormon cận giáp, tăng tiết canxi qua thận và giảm hấp thu canxi qua ruột khiến quá trình tạo xương suy giảm dẫn đến loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Ở giai đoạn này, nếu người phụ nữ không chú trọng bổ sung canxi vào chế độ ăn uống, lạm dụng các thuốc corticoid hay lười vận động… có thể làm đẩy nhanh quá trình loãng xương.
Các triệu chứng loãng xương thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh
Triệu chứng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh thường được biểu hiện như sau:
– Đau cột sống: Phụ nữ mắc bệnh loãng xương thường bị đau ở vùng cột sống lưng và cột sống thắt lưng mỗi khi cột sống bị dồn nén bởi động tác bất thường ở cột sống, khi người bệnh gắng sức nhẹ, té ngã… Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng rắc kèm theo cơn đau nhức ở cột sống khi vận động. Chỉ khi nghỉ ngơi mới thấy đỡ đau.
– Biến dạng cột sống: Khi bệnh tiến triển âm thầm trong thời gian dài có thể gây ra các biến dạng cột sống như giảm chiều cao, cong vẹo cột sống, xẹp đốt sống…
– Gãy xương: Loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là gãy xương ở cổ xương cánh tay, cẳng tay, xương sườn và cột sống, xương chậu, cổ xương đùi,…. de dọa đến khả năng vận động.
Điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh được chỉ định với các thuốc chống đau và giãn cơ. Kết hợp biện pháp vận động và rèn luyện thể chất phù hợp, sử dụng nẹp lưng chỉnh hình cùng với chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương bao gồm các thực phẩm giàu canxi như hải sản, thịt cá, trứng, sữa…
Với liệu pháp vận động, những người bệnh bị bất động tại giường sẽ không vận động thường xuyên để tránh làm bệnh trầm trọng hơn nhưng cũng cần vận động thụ động và chủ động chân tay để duy trì chức năng vận động của cơ khớp. Vận động trong bể nước nóng rất thích hợp cho bệnh nhân loãng xương bị bất động lâu trên giường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!