Bệnh gút có chữa được không? Khoa học nói gì?

Đánh giá

“Tôi phát hiện mình bị bệnh gút trong thời gian gần đây. Trước đây tôi thích gì ăn nấy mà không quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhưng từ khi bệnh xuất hiện tôi thấy khớp xương đau nhức, việc vận động gặp nhiều khó khăn khiến tôi cảm thấy rất lo lắng. Tôi muốn nhờ bác sĩ tư vấn bệnh gút có chữa được không? Xin cảm ơn bác sĩ!”

Nguyễn Công Nam, 45 tuổi, TPHCM

Chào bạn,

Bệnh gút là bệnh lý thường gặp gây ra hiện tượng sưng viêm ở các khớp. Hiện nay số người mắc phải bệnh này đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Bất kỳ ai cũng nên bổ sung những kiến thức về bệnh để có thể phát hiện ra bệnh kịp thời và điều trị càng sớm càng tốt. Những thắc mắc từ bạn sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau.

Bệnh gút có chữa được không?
Bệnh gút có chữa được không?

Bệnh gút có chữa được không? Giải đáp!

Trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Minh Quang – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM về vấn đề bệnh Gút có chữa được không, ông cho biết:

“Bệnh Gút là bệnh hình thành do rối loạn vận chuyển acid uric trong cơ thể. Người bệnh mắc bệnh gút có hàm lượng acid uric trong cơ thể cao và chúng lắng đọng ở các khớp xương, sau đó gây ra hiện tượng sưng viêm ở các khớp này. Nguyên nhân khiến hiện tượng acid uric tồn đọng trong máu có thể do người bệnh thu nạp quá nhiều thức ăn chứa nhiều purin hoặc việc đào thải acid uric trong cơ thể gặp trục trặc dẫn đến việc acid uric không được đào thải hoàn toàn ra bên ngoài.

Hiện nay, chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có thể chữa bệnh gút hoàn toàn. Người bệnh đều phải chịu cảnh “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp chữa trị để ức chế bệnh, hạn chế các cơn đau và ngăn chặn những biến chứng của bệnh gút. Bên cạnh việc hình thành hiện tượng sưng viêm ở khớp, bệnh có thể gây ra các hạt tophi ở vị trí này, nếu để hình thành những hạt này có nghĩa là bệnh đã chuyển biến theo chiều hướng trầm trọng hơn, có thể gây hư hại khớp và sụn, tăng nguy cơ tàn phế và bại liệt.”

Bệnh gút thường chỉ được phát hiện khi cơn đau gút đầu tiên xuất hiện, lúc này bệnh đã có những chuyển biến nhất định trong cơ thể. Người bệnh có thể phát hiện ra bệnh sớm hơn bằng việc đi thăm khám định kỳ để kiểm tra hàm lượng acid uric trong máu. Nếu phát hiện mình mắc phải căn bệnh này, phải tiến hành điều trị ngay, bên cạnh đó cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để ức chế bệnh hiệu quả.

Tham khảo: Tư vấn cách chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả

Lời khuyên cho người bị bệnh gút

Như đã nói ở trên, bệnh gút hiện chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể sống hòa hợp được với bệnh nếu thực hiện những điều sau đây.

Lời khuyên cho người bị Gút
Lời khuyên cho người bị Gút
  • Trong trường hợp được bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc giúp tăng khả năng bài tiết acid uric qua đường tiết niệu hoặc dùng một số loại thuốc ức chế việc tổng hợp thành phần này.
  • Hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm như indomethacin, colchicine, thuốc giảm đau không viêm steroid,…
  • Người bệnh cũng có thể sử dụng những bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên để tăng khả năng đào thải hàm lượng acid uric ra khỏi cơ thể. So với thuốc tây, những bài thuốc từ thảo dược có thể sử dụng trong thời gian dài nhưng không gây ra tác dụng phụ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống là điều rất cần thiết đối với người bị bệnh gút. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến sự chuyển biến của căn bệnh này. Thực phẩm giàu purin chình là “kẻ thù” của bệnh gút, các loại thực phẩm này làm tăng hàm lượng acid uric trong máu, khiến hàm lượng này lắng đọng nhiều vào các khớp gây sưng đau hơn. Hơn nữa, người bị bệnh gút cũng nên kiêng hẳn bia rượu, bia rượu sẽ sản sinh ra acid lactic – thành phần này “tranh giành” khả năng đào thải với acid uric, khiến cho khả năng đào thải giảm đi, lăm tăng hàm lượng acid uric ở trong máu.
  • Để đẩy nhanh tốc độ đào thải acid uric, người bệnh nên sử dụng những thực phẩm có tính đào thải độc tố cao như cần tây, bắp cải xanh, dứa,… và đừng quên bổ sung từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để có thể thanh lọc cơ thể và giảm hàm lượng acid uric có trong máu.
  • Mặc dù bệnh hình thành không bắt nguồn từ những vấn đề trong hệ thống xương khớp nhưng nếu không vận động thường xuyên, các khớp này sẽ có xu hướng bị cứng và sưng đau hơn. Do đó, người bệnh gút nên hoạt động thường xuyên, thực hiện các bài tập phù hợp với sức khỏe đẻ cải thiện bệnh lý hiệu quả.
  • Ngoài ra, cần đảm bảo giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu người bệnh duy trì thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ tiết ra chất kích thích khiến cho cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn.

Mặc dù bệnh gút là bệnh chưa thể chữa dứt điểm nhưng người bệnh không nên quá lo lắng khi mắc phải bệnh lý này. Nếu thực hiện đúng những lưu ý từ chúng tôi bạn có thể sống chung với bệnh một cách dễ dàng. Đã có rất nhiều trường hợp điều trị khá thành công, cơn đau rất ít khi xuất hiện, sức khỏe của người bệnh cũng được cải thiện lên từng ngày.

Bài viết đã giải đáp được thắc mắc Bệnh gút có chữa được không đồng thời đưa ra những lời khuyên giúp người bệnh ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Phương Thảo

Bạn nên tham khảo:

Cập nhật lúc 10:23 - 10/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan