Bệnh Gout ảnh hưởng tới xương khớp như thế nào

Gout là một loại viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ các tinh thể acid uric trong khớp. Biết được những ảnh hưởng của bệnh Gout tới xương khớp là như thế nào sẽ giúp bạn chủ động phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những tác động tiêu cực từ căn bệnh này.

Ảnh hưởng của bệnh Gout tới xương khớp

Theo kết quả thống kê, tỷ lệ mắc bệnh Gout ở Mỹ đã tăng lên trong 20 năm qua và hiện nay đang ảnh hưởng đến 8,3 triệu (chiếm 4%) người Mỹ. Bệnh Gout phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ. Nguy cơ bệnh Gout tăng lên theo độ tuổi, thường gặp ở độ tuổi trên 75. Tuy vậy, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gặp ở những người trẻ tuổi. Ở phụ nữ, bệnh Gout thường khởi phát sau thời kỳ mãn kinh.

+ Sự ảnh hưởng của bệnh Gout tới xương khớp được phản ánh qua các triệu chứng đặc trưng và dấu hiệu điển hình của bệnh Gout như:

  • Đột ngột xuất hiện cơn đau khớp.
  • Sưng khớp.
  • Nhiệt trong khu vực bị ảnh hưởng tăng cao (nóng)
  • Khớp bị tổn thương có dấu hiệu đỏ lên.
Xương khớp bị ảnh hưởng trong bệnh Gout
Người bệnh Gout thường phải trải qua những cơn đau đớn dữ dội

+ Những triệu chứng và dấu hiệu này thường ảnh hưởng đến một khớp. Bệnh Gout tấn công cấp tính được đặc trưng bởi một sự khởi phát nhanh chóng của cơn đau trong khớp bị ảnh hưởng, sau đó là cảm giác sưng, nóng, đỏ. Đau do bệnh Gout thường nghiêm trọng, phản ánh mức độ nghiêm trọng của viêm ở khớp. Các khớp bị ảnh hưởng thường trở nên nhạy cảm, ngay cả một tấm chăn đắp ngủ cũng khiến cho bạn đau đớn.

+ Bệnh Gout thường liên quan đến các khớp ở các chi dưới. Vị trí cổ điển của bệnh Gout xảy ra ở ngón chân cái. Gout cũng có thể ảnh hưởng đến đầu gối, mắt cả chân, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay hoặc gần như bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Khi bệnh Gout nặng hơn hoặc kéo dài, nhiều khớp có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc.

+ Thông thường, một đợt tấn công của bệnh Gout lên cơ thể có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày và sẽ có dấu hiệu phục hồi sau đó, thậm chí là không được điều trị. Trong một số trường hợp hiếm hoi, cuộc tấn công có thể kéo dài hàng tuần. Hầu hết những người bị bệnh Gout thường sẽ trải qua các cơn đau kéo dài trong nhiều năm.

+ Một ảnh hưởng khác của bệnh Gout lên xương khớp là sự hiện diện của nốt cứng, u cục do acid uric lắng xuống dưới da (tophi). Các u cục này có thể tìm thấy ở các vị trí khớp, mô mềm xung quanh khớp bị tổn thương, thông thường là trên khuỷu tay, vành tai trên, ngón tay, ngón chân hoặc trên các bề mặt khớp khác. Khi các khớp xuất hiện u cục cho thấy rằng cơ thể bị quá tải với acid uric, lúc này mức acid uric trong máu thường rất cao. Điều trị bằng thuốc trong trường hợp này là rất cần thiết để kiểm soát bệnh Gout.

Ảnh hưởng của bệnh Gout tới xương khớp
Bệnh Gout làm xuất hiện các u cục, nốt sần dưới da (tophi)

+ Bệnh Gout kéo dài trong nhiều năm mà không được điều trị sẽ có nguy cơ dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn và biến dạng cơ thể. Ngoài ra, sỏi thận có thể là một dấu hiệu của bệnh Gout vì tinh thể acid uric có thể lắng đọng trong thận và gây ra sỏi thận.

Chẩn đoán bệnh Gout bằng cách nào?

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu của bạn để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu có tăng cao hay không.
  • Phân tích dịch khớp: Kỹ thuật này sẽ được thực hiện bằng cách bác sĩ dùng kem vô trùng chọc vào vùng khớp bị tổn thương của bạn rồi rút ra một mẫu chất lỏng để tìm các tinh thể của acid uric.

Điều trị bệnh Gout bằng cách nào?

Điều trị đúng cách có thể làm giảm cơn đau và những ảnh hưởng của bệnh Gout tới xương khớp, ngăn ngừa được các cuộc tấn công trong tương.

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị cơn đau do bệnh Gout bao gồm:

  • Thuốc chống viêm (NSAIDs) có thể làm giảm đau và giảm sưng.
  • Corticosteroid, chẳng hạn như prednisone, là những chất kích tố chống viêm.
  • Colchicine hoạt động tốt nhất khi dùng trong 12 giờ đầu tiên của cơn Gout.
  • Các thuốc khác để giảm triệu chứng hoặc làm giảm sự hình thành acid uric trong máu.
Dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout
Người bị bệnh Gout nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm mức acid uric trong máu. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều purine như hải sản có vỏ, thịt, nội tạng động vật. Nếu bạn bị thừa cân, hãy giảm cân để làm giảm nguy cơ tái phát cơn Gout.

Kết luận:

Ảnh hưởng của bệnh Gout lên xương khớp là rất lớn, đặc trưng là các cơn đau dữ dội hoặc tình trạng tổn thương khớp vĩnh viễn, biến dạng cơ thể nếu căn bệnh kéo dài mà không được điều trị. Ngay cả khi bạn bị mắc bệnh Gout ở giai đoạn đầu, mặc dù có thể hồi phục sau đó nhưng không loại trừ khả năng bệnh sẽ quay trở lại. Chính vì vậy, nếu có thể bạn có các triệu chứng nghi ngờ bệnh Gout, hãy tìm gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Điều này cũng giúp bạn tránh được những biến chứng không mong muốn trên cơ thể xảy ra do bệnh Gout.

BẠN CẦN BIẾT:

Cập nhật lúc 10:41 - 10/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan