Theo tài liệu lịch sử ghi chép lại cho thấy, trong triều đại nhà Nguyễn, Thái Y Viện là đơn vị đảm trách việc chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho Vua, Hoàng tộc và các quan đại thần trong triều. Theo đó các Ngự y trực tiếp khám chữa bệnh cho Vua đều được tuyển chọn kỹ lưỡng. Các Ngự y đều dâng lên Vua những bài thuốc tốt nhất. một trong số đó phải kể đến Phó chánh ngự y Nguyễn Địch với bài thuốc Quy Tỳ Thang (Minh Mạng Thang) và bài thuốc chữa thoái hoá khớp bí truyền cho các đời Vua triều Nguyễn.
Xem thêm: Ngự y Nguyễn Địch và bài thuốc chữa thoái hoá khớp cho các đời Vua triều Nguyễn
Đến tháng 5 năm Quý Mùi, do tin tưởng vào tài năng, y thuật của Nguyễn Địch, vua Tự Đức lại triệu ông vào kinh để chăm lo sức khoẻ cho Vua. Không lâu sau ông lại cáo quan xin về quê nhà.Nguyễn Địch, tên thật là Đoan Thuận, hiệu Khải Chi, người làng Vân Canh (nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được mời vào cung làm quan ngự y dưới thời vua Tự Đức, giữ chức Phó chính ngự y và Trưởng viện Thái y bổ làm Hàn lâm cung phụng. Tuy nhiên, vì một số lý do ông đã viện cớ mẹ già ngoài 80 tuổi, phải về quê. Ông được vua Tự Đức khen là người có hiếu, liền ban thưởng 5 lạng bạc đồng thời sai lính đưa về quê phụng dưỡng mẹ già xong phải quay lại kinh ngay.
Đến năm Giáp Thân niên hiệu Kiến Phúc, ông lại được triệu vào kinh bổ chức Hàn lâm viện biên tu, sung vào Thái Y Viện, bổ làm Phó ngự y quan phòng, quyền giữ chức Thái Y Viện quan phòng.
Đến năm Hàm Nghi thứ 2 (1885), ông lại cáo bệnh về quê, mở trường dạy nghề y bốc thuốc cứu người và biên soạn các bộ sách về y thuật. Trong đó tiêu biểu là các bộ sách: Mạch học y lý, Tự dục phụ nhân và Vân Khê bản thảo. Riêng tập Vân Khê yếu lục được Thái y viện quan phòng xuất bản năm Hàm Nghi thứ nhất (1884).
Nguyễn Địch là một Danh y nổi tiếng trong dân gian nên được mời vào làm quan Ngự y dưới thời vua Tự Đức, Phúc Kiến, Hàm Nghi. Cùng thời và cùng hoàn cảnh với ông có nhiều quan trong Thái Y Viện cũng xuất thân là thầy thuốc trong dân gian, mỗi khi triều định cần lương y thì ra lệnh cho các địa phương tiến cử thầy thuốc giỏi. Trong đó có thể kể đến Nguyễn Quang Lượng (1777 – 1847) ở Hà Tây từng được mời vào chẩn mạch cho Gia Long năm 1819 sau khi Ngự y trong Thái Y Viện chữa trị cho vua mà không khỏi.
Phó chánh ngự y Nguyễn Địch nổi tiếng với nhiều bài thuốc, phương pháp chữa bệnh hiệu nghiệm được nhiều đời Vua trọng dụng. Trong đó nổi tiếng là bài thuốc Quy tỳ thang (còn được biết đến với tên gọi Minh Mạng thang) dâng lên vua Minh Mạng và bài thuốc chữa thoái hoá khớp, bồi bổ thận khí bí truyền được lưu trong châu bản triều Nguyễn. Đây là hai trong số những bài thuốc được Vua rất hài lòng và trọng thưởng cho ông.
Với bài thuốc chữa thoái hoá khớp này ông đã nâng tầm phương pháp chữa thoái hoá khớp lên một tầm cao mới bằng việc kết hợp giữa việc dùng thuốc và liệu trình vật lý trị liệu đặc biệt. Nguyên lý của phương thức này xác định bệnh xương khớp có liên quan đến thận (thận chủ cốt tuỷ), muốn chữa được bệnh xương khớp thì phải bồi bổ thận khí. Thận có khoẻ thì khớp mới cường. Kết hợp dùng thuốc bên trong và vật lý trị liệu trị liệu bên ngoài tác động vào các huyệt đạo, lưu thông khí huyết. Đây được coi là phương pháp chữa bệnh xương khớp, thoái hoá khớp đột phá thời bấy giờ.
Ngày nay bài thuốc đó đã được các chuyên gia của Nhất Nam Y Viện sưu tầm và phát triển thành công bài thuốc dưới tên gọi Nhất Nam Cốt Vương Thang. Vì nhiều lý do khác nhau mà việc sưu tầm, tìm hiểu về bài thuốc, phương pháp đó của Thái Y Viện triều Nguyễn là không dễ dàng bởi các tài liệu, châu bản rất ít và phải lược dịch dựa trên nhiều nguồn. Tuy nhiên, bằng tâm huyết và sự quyết tâm phục dựng lại những bài thuốc, quy trình khám chữa bệnh của Thái Y Viện triều Nguyễn, các chuyên gia đầu ngành về y học cổ truyền tại Nhất Nam Y Viện đã dành nhiều công sức tìm hiểu.
Bên cạnh việc sưu tầm tài liệu từ nhiều nguồn, đội ngũ chuyên gia đã đi nhiều nơi gặp gỡ nhiều người bao gồm cả các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử Cung đình Huế, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Thư viện Quốc gia Việt Nam… Trong đó, đặc biệt là cuộc trò chuyện với cụ Nguyễn Thị Dinh (Mệ Dinh) – người cung nữ cuối cùng của Triều Nguyễn.
Trên cơ sở chắt lọc tinh tuý từ bài thuốc của ngự y Thái Y Viện triều Nguyễn, các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền đã sưu tầm và hoàn thiện bài thuốc, gia giảm thành phần cho phù hợp với thực tiễn hiện nay để việc áp dụng có hiệu quả cao nhất.
Nhất Nam Cốt Vương Thang là sự chắt lọc những tinh tuý từ bài thuốc chữa bệnh xương khớp, thoái hoá khớp của Thái Y Viện dùng cho các đời Vua triều Nguyễn. Thành phần bài thuốc với gần 30 loại dược liệu quý hiếm được kết hợp trong công thức đặc biệt.
Một số thành phần chính bao gồm:
Xuyên ô, Hải phong đằng, Hầu vĩ tóc, Mã tiền, Xuyên khung, Thục địa, Hoàng kỳ, Đẳng sâm (bổ khí, bổ huyết)
Cẩu tích, Tục đoạn, Đỗ trọng, Ba kích (bổ thận)
Khương hoạt, Độc hoạt, mộc qua, Tần giao, Phòng phong, Ngưu tất, Thiên niên kiện (khu phong, tán hàn, trừ thấp)
Sử dụng bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang kết hợp với liệu trình vật lý trị liệu đặc biệt theo quy trình Thái Y Viện giúp phòng ngừa và đẩy lùi các bệnh xương khớp, thoái hoá khớp gối, thoái hoá cột sống cổ, thoái hoá cột sống thắt lưng, đau mỏi vai gáy cổ… đồng thời tăng cường chức năng thận, bồi bổ thận khí một cách “hoàn hảo”.
Có thể bạn quan tâm: Ngày xưa Ngự y chữa bệnh thoái hoá khớp cho Vua như thế nào?
BTV Hà Trang
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!