3 bài tập dành riêng cho người bệnh thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là căn bệnh liên quan đến chứng viêm, dẫn đến đau, cứng và sưng khớp háng. Các sụn trong khớp háng có thể gây ra đau đớn và thậm chí là dẫn đến tàn tật. Theo các chuyên gia về xương khớp cho biết, tập thể dục có thể giúp giữ khớp háng hoạt động tốt hơn, tăng cường sức mạnh và phạm vi chuyển động. Dưới đây là 3 bài tập dành riêng cho người bệnh thoái hóa khớp háng mà các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện. 

Thoái hóa khớp háng là căn bệnh về khớp xương thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là ở người cao tuổi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp háng rất đa dạng bao gồm thoái hóa khớp háng nguyên phát (chiếm 50%) và thoái hóa khớp háng thứ phát. Tình trạng bệnh gây ra nhiều đau đớn và tiềm ẩn nguy cơ tàn phế cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu như không được điều trị sớm và kịp thời.

3 bài tập dành riêng cho người bệnh thoái hóa khớp háng

Khớp háng sẽ trở nên tốt hơn, quá trình lưu thông máu ở vị trí khớp cũng được cải thiện, từ đó triệu chứng bệnh cũng giảm dần nếu như người bệnh thoái hóa khớp háng thực hiện đúng cách các bài tập sau đây:

1. Bài tập nâng chân cao

Bài tập nâng chân cao
Bài tập nâng chân cao cho người thoái hóa khớp háng

Người bệnh thoái hóa khớp háng thực hiện bài tập này với các động tác sau:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
  • Bệnh nhân ở vị trí nằm sấp với mặt sàn, hai tay chống thẳng lên để đỡ lấy cơ thể, hai mũi chân chạm mặt sàn.
  • Sau đó, để hai đầu gối chạm xuống đất và từ từ nâng hai chân tạo với mặt sàn một góc 90 độ.
  • Giữ ở vị trí này trong vòng 5 giây và lặp lại như vậy khoảng 5 lần trong mỗi lần tập. Mỗi ngày nên thực hiện động tác này 2 lần.

2. Bài tập ngồi căng giãn

Bài tập ngồi căng giãn
Bài tập ngồi căng giãn cho người thoái hóa khớp háng
  • Bệnh nhân ngồi ở tư thế xếp bàn tròn, hai gót chân áp sát vào nhau.
  • Kéo từ từ đồng thời hai bàn chân về phía khớp háng để làm cho khớp háng được giãn ra.
  • Lặp lại động tác này  và tăng cường khả năng kéo chân gần khớp háng hơn để khớp háng được giãn ra tối đa.

3. Bài tập kéo gối

Bài tập kéo gối
Thực hiện bài tập kéo gối dành cho người thoái hóa khớp háng
  • Bệnh nhân nằm ngửa, hai đầu gối co lại.
  • Dùng tay kéo đầu gối áp sát vào ngực cho đến khi bạn cảm thấy có sự căng giãn.
  • Kéo gần sát ngực càng tốt, nếu bạn thấy đau thì hãy kéo ở một mức vừa phải.

Nguyên tắc chính của các bài tập:

  • Thực hiện từ từ và nâng dần lên khi cảm thấy mình có khả năng.
  • Trường hợp cảm thấy đau trong quá trình tập thì nên ngưng ngay.
  • Để đảm bảo an toàn trong việc thực hiện các bài tập, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và đúng cách.

♠ Những bài tập dành cho người bị khớp háng trên đây có thể giúp cho việc của động của khớp háng được mềm mại và trơn tru hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người bệnh nên thực hiện một số hoạt động tốt cho bệnh thoái hóa khớp háng sau đây:

  • Đạp xe:

Đạp xe đạp là cách giữ cho hông luôn di chuyển, điều này giúp tăng phạm vi chuyển động. Việc điều chỉnh độ cao của xe đạp có thể giúp khớp háng được giãn ra khi bạn để chân vào bàn đạp.

Hãy tiến hành với một bài tập đạp xe đạp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại trong 5 phút mỗi ngày. Nâng dần lên 20 phút và nhiều thời gian hơn nữa đến khi có dấu hiệu tiến bộ.

  • Bơi lội

Theo một bài báo đăng trong “Bác sĩ gia đình tại Mỹ”, các bài tập có động tác thấp có thể giúp làm chậm sự phát triển của bệnh thoái hóa khớp háng. Bệnh nhân có thể tăng sức mạnh và phạm vi chuyển động. Ngoài ra những bệnh nhân thường xuyên bơi lội có triển vọng tích cực hơn trong việc đối phó với căn bệnh.

Hãy thử bơi lội 30 phút một ngày trong một vài ngày mỗi tuần. Đơn giản có thể đi bộ trong hồ bơi hoặc tham gia vào các bài tập thể dục nhịp điệu dưới nước cũng có thể có lợi.

  • Đi bộ

Đi bộ thường xuyên là một trong những cách dễ dàng nhất để quản lý cơn đau. Sự chuyển động tự nhiên của việc đi bộ giúp giữ cho khớp háng được căng ra và giảm bớt đi đau đớn.

Chính vì vậy, người bệnh bị thoái hóa khớp háng nên cố gắng đi bộ 20 phút, 5 ngày một tuần. Có thể đi ra ngoài hoặc đầu tư máy chạy bộ nếu bạn không sống trong khu vực thuận tiện cho việc  đi dạo ngoài trời.

Hãy giúp các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng có những thay đổi tích cực từ các bài tập hỗ trợ và một số hoạt động tốt cho khớp háng trên đây. Đặc biệt, ìm kiếm một lời khuyên từ các bác sĩ trước khi tiến hành các bài tập dành riêng cho người thoái hóa khớp háng là việc nên làm. Điều này có ý nghĩa giúp mang lại hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian phục hồi bệnh một cách tốt nhất.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Cập nhật lúc 00:27 - 28/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan