Viêm khớp vai nếu phát hiện và điều trị sớm thường không gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, vì triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện của đau nhức vai thông thường. Do đó, người bệnh thường bỏ lơ khiến bệnh chuyển nặng và gây biến chứng.

Bệnh viêm khớp vai là gì?

Viêm khớp vai là tình trạng tổn thương và bào mòn sụn bên trong khớp vai. Bệnh thường phát triển theo từng giai đoạn. Cụ thể, ở giai đoạn đầu, sụn trở nên mềm. Sau đó một thời gian, trên bề mặt sụn phát triển các vết nứt và lâu dài chúng trở nên xấu đi và bong tróc. Cuối cùng, sụn dần dần bị bào mòn để lộ bề mặt xương, gây đau nhức mỗi khi cử động khớp vai.

Thông thường, trên toàn bộ bề mặt xương, sụn không bị bào mòn cùng lúc. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và quản lý tốt, theo thời gian, sụn sẽ bị tổn thương nặng và mất dần. Khi đó, các xương cọ sát vào nhau khi di chuyển sẽ làm tăng nguy cơ viêm đau khớp và hạn chế vận động.

Viêm khớp vai gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt
Viêm khớp vai gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt

Nguyên nhân gây viêm khớp vai

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây viêm khớp vai cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, bệnh hình thành cũng có thể do các yếu tố sau đây:

  • Thoái hóa khớp vai: Viêm khớp vai xuất hiện một phần là do bệnh thoái hóa khớp vai gây nên. Bệnh xảy ra chủ yếu liên quan đến hao mòn xương khớp do lão hóa. Ngoài gây viêm khớp vai, thoái hóa khớp vai còn ảnh hưởng đến các khớp xương xung quanh.
  • Viêm khớp vai sau chấn thương (PA): Sau khi chấn thương nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm khớp vai sau chấn thương. Bệnh thường khiến chất lỏng tích tụ ở khớp vai gây sưng và đau. Theo các chuyên gia, chấn thương vai thường là do sự bất ổn của khớp vai. PA hình thành thường là do trật khớp vai cuối cùng hoặc do gãy xương vai. Ngoài ra, chấn thương do tai nạn hoặc thể thao cũng có thể gây nên tình trạng này.
  • Viêm khớp dạng thấp ở vai: Là một trong những bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn tự miễn. Điều này có nghĩa là cơ thể người bệnh tự tấn công các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả lớp lót của xương khớp dẫn đến tình trạng viêm. Thông thường, viêm khớp dạng thấp vai thường xuất hiện ở cả hai vai trong cùng một lúc
  • Hội chứng Rotator Cuff Tear Arthropathy: Các chuyên gia xương khớp cho biết, vai chứa một vòng quay có nhiệm vụ kết nối xương bả vai với đỉnh cánh tay nhờ gân và cơ. Khi vòng bít bị tổn thương hoặc rách sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vai hay viêm khớp do rách vòng bít, gây đau nhức dữ dội. Ngoài đau, hội chứng Rotator Cuff còn làm yếu cơ vai và gây khó khăn trong việc nâng cao hoặc cử động cánh tay, bả vai
  • Viêm khớp vai do hoại tử vô mạch (AVN): Hiện tượng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng gây viêm ở khớp vai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do máu cung cấp cho khu vực vai và các bộ phận khác bị gián đoạn. Khi đó, máu không thể cung cấp đến xương dài của cánh tay trên khiến các tế bào trong xương không được nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử. Lâu dần, các xương trở nên không đồng đều và gây viêm khớp vai.
Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây viêm đau khớp vai hàng đầu
Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây viêm đau khớp vai hàng đầu

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, bệnh viêm khớp vai xảy ra cũng có thể là do:

  • Thoái hóa gân hoặc viêm gân chóp xoay
  • Viêm bao hoạt dịch ở khớp vai
  • Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng của vai hoặc viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vai cao?

Viêm khớp vai thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, người trên 50 tuổi. Bên cạnh đó, bệnh vẫn có thể bắt gặp ở những đối tượng trẻ tuổi với nguyên nhân gây viêm chủ yếu là do chấn thương gãy xương hoặc trật khớp khi tham gia thể thao hoặc tai nạn. Ngoài ra, viêm khớp vai cũng có thể xuất hiện ở những đối tượng sau đây:

  • Vận động viên các bộ môn thể thao như ném lao, tennis hoặc golf,…
  • Người có tiền sử bị chấn thương vùng vai do té ngã hoặc bị chấn thương phần mềm vùng cánh tay
  • Bệnh nhân đã từng bị gãy xương bả vai, xương cánh tay hoặc xương đòn
  • Người bệnh có tiền sử nắn gãy xương hoặc phẫu thuật xương liên quan đến vùng khớp vai như xương đòn, xương cánh tay hoặc xương bả vai
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, cơn đau thắt ngực, đái tháo đường hoặc bệnh liên quan đến phổi
  • Người bất động khớp vai trong thời gian dài, đặc biệt là người sau phẫu thuật hoặc bất động do xương cánh tay bị gãy,…

Ngoài những đối tượng trên, người lao động nặng hoặc thường xuyên thực hiện động tác giơ cao tay thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vai cao hơn người hoạt động trí óc. Mặt khác, yếu tố giới tính cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Cụ thể, nam giới thường mắc viêm khớp vai cao hơn nữ giới.

BẠN NGHI NGỜ MÌNH BỊ VIÊM KHỚP VAI CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN

GỌI NGAY!

Triệu chứng viêm khớp vai

Viêm khớp vai thường xuất hiện với các triệu chứng nhận biết sau đây:

  • Đau ở khớp vai: Hầu hết các trường hợp viêm khớp vai đều công nhận đau là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh. Đau có thể xuất hiện ở mặt phía trước, bên cạnh hoặc ở phía sau vai. Thông thường, đau có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Người bệnh có thể bị đau khi đang sử dụng cánh tay nhưng đôi khi đau vẫn có thể diễn ra khi họ không làm việc hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đau thường tồi tệ hơn khi bệnh nhân tập thể dục, mang vác vật hoặc nâng vật lên cao. Thậm chí đau có thể lan tỏa từ bả vai xuống cánh tay và nghiêm trọng hơn, chúng có thể lan rộng xuống khuỷu hoặc cổ tay.
  • Co cứng khớp vai: Một triệu chứng khác của bệnh là tình trạng co cứng khớp, làm giảm phạm vi hoạt động của khớp. Khi gặp phải biểu hiện này, ngoài hiện tượng đau nhức kèm theo, bệnh nhân còn gặp phải vấn đề khớp vai bị co cứng, gây khó khăn trong vận động.

Bên cạnh hai triệu chứng nhận biết điển hình nêu trên, ở một số đối tượng bệnh, di chuyển vai trong tình trạng viêm có thể tạo ra tiếng ồn hoặc tiếng kêu lục cục trong khớp.

ĐỌC NGAY: Biến chứng bệnh viêm khớp chớ coi thường [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Chẩn đoán viêm khớp vai

Dựa vào tiền sử với một số đánh giá sức khỏe tổng thể kết hợp triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh. Đồng thời, để chắc chắn, họ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số thủ thuật xét nghiệm khác. Cụ thể:

  • Chụp X – quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Xét nghiệm máu: Thường áp dụng để tìm viêm khớp dạng thấp
  • Phân tích chất lỏng ở bao hoạt dịch.
Chẩn đoán viêm khớp vai dựa vào triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán viêm khớp vai dựa vào triệu chứng lâm sàng

Giải pháp khắc phục tình trạng viêm khớp vai

Mục tiêu khi áp dụng phương pháp trị viêm khớp vai là giảm đau, cứng khớp, giảm viêm và cải thiện tính linh hoạt cũng như duy trì chức năng vận động của khớp vai. Cùng với việc nghỉ ngơi, các tùy chọn sau đây có thể được đề xuất để kiểm soát bệnh:

Trị viêm khớp vai bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Các thuốc điều trị viêm khớp vai được các bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường được dùng cho bệnh nhân gặp các triệu chứng bệnh ở  mức độ từ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc chống viêm nhóm (NSAID): Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả được các bác sĩ chỉ định để điều trị viêm khớp vai. Những loại thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày, do đó mọi người hầu hết nên dùng cùng với bữa ăn để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc kháng viêm mạnh: Được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng nề hơn. Người bệnh cần dùng theo đúng liều

Hầu hết các thuốc tây y điều trị bệnh đều tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc để điều trị viêm khớp vai cần được xem xét kỹ và phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dùng thuốc để tránh các trường hợp lợi bất cập hại.

Chữa viêm khớp vai bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu sẽ tập trung vào việc giảm đau và viêm, có thể sử dụng các liệu pháp phổ biến như siêu âm, liệu pháp điện, phòng xông hơi bằng tia hồng ngoại… Bạn cần có thể phải sửa đổi cách bạn di chuyển để tránh đau đớn và vật lý trị liêu có thể giúp bạn làm điều này.

  • Siêu âm: Nhiều người nghĩ, siêu âm là công nghệ hình ảnh, nhưng khi áp dụng cho mô mềm và khớp, sóng âm thanh cũng có thể tạo ra các hiệu ứng kích thích giúp giảm sưng, giảm đau và cứng khớp.
  • Liệu pháp điện: Những xung điện cực nhỏ này không gây đau đớn. Nhưng chúng sẽ điều trị viêm khớp vai bằng cách kích thích thần kinh cơ và cơ bắp, giúp giảm co thắt, tăng cường lưu thông mạch máu, giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh do viêm khớp vai.
  • Laser cấp thấp: Kỹ thuật này sử dụng laser hoặc ánh sáng không tạo nhiệt thâm nhập vào mô để làm giảm đau, giảm viêm và phục hồi chứng bệnh viêm khớp vai.
  • Phòng xông hơi bằng tia hồng ngoại: Hãy tưởng tượng có một miếng gạc nóng làm ấm các khớp của bạn từ bên trong, đây là cách hoạt động của phòng xông hơi bằng tia hồng ngoại trong điều trị bệnh viêm khớp.

Chữa viêm khớp vai bằng mẹo dân gian

Trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều mẹo giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp nói chung và viêm khớp vai nói riêng. Bằng cách sử dụng những vị thuốc có sẵn quanh nhà như đinh lăng, gừng, ké đầu ngựa… tình trạng đau nhức, viêm sưng được cải thiện ở mức độ nhất định.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp vai
Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp vai

Một số bài thuốc nam chữa viêm khớp vai được sử dụng phổ biến như:

Mẹo dùng ké đầu ngựa: Dùng khoảng 120g quả ké đầu ngựa, đem giã nhỏ rồi cho vào ấm với 1, 5 lít nước. Bắt đầu đun sôi trên bếp lửa cho đến khi thấy nước thuốc còn lại chừng 1/3 ấm thì nhấc xuống, chia nước làm các phần và uống trong ngày.

Đinh lăng: Dùng khoảng 30g thân và cành đinh lăng, cho vào ấm nước và sắc lên. Chia đều lượng nước thuốc vừa mới sắc thành các phần và dùng để uống mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể giã nát lá đinh lăng và đắp trực tiếp vào vùng vai bị viêm trong 2 lần mỗi ngày, mỗi lần thực hiện trong 20 phút.

Gừng – Thảo dược chữa bệnh viêm khớp vai: Chuẩn bị khoảng 200g gừng, thái mỏng ra và sao nóng cùng với muối hạt to. Sau đó cho hỗn hợp vào một miếng vải sạch và đắp lên vùng vai bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian là 30 phút.

Phẫu thuật chữa viêm khớp vai

Khi các phương pháp chữa trị bảo tồn không giúp cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như mức độ viêm khớp mà nhân viên y tế sẽ đề nghị biện pháp phẫu thuật phù hợp. Cụ thể:

  • Phẫu thuật thay khớp vai: Hay còn gọi là phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo là quá trình loại bỏ khớp vai hư hỏng và thay vào đó là khớp vai nhân tạo có hoặc không có gắn xi măng xương. Thông thường, khớp vai nhân tạo thường bao gồm 2 bộ phận chính là chỏm khớp được làm từ crom, sắt, coban hoặc nhôm,… Còn phần ổ chảo được chế tạo bằng nhựa tổng hợp đặc biệt
  • Cắt bỏ khớp vai: Phẫu thuật này thường cắt bỏ xương khỏi xương đòn
  • Nội soi khớp vai: Là phẫu thuật chỉnh hình ít xâm lấn được thực hiện bằng cách đưa một ống kính nhỏ vào khớp vai thông qua vết rạch nhỏ ở bả vai.

Thuốc đông y giải quyết tình trạng viêm đau khớp vai

Đông y hiện là hướng trị bệnh đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người sử dụng nhờ cơ chế trị bệnh chuyên sâu cùng thành phần thảo dược tự nhiên tạo nên bài thuốc.

Tùy theo thể bệnh, cách gia giảm, mà mỗi đơn vị YHCT lại có phương thuốc đông y trị viêm khớp vai khác nhau. Để sử dụng người bệnh nên tìm đến cơ sở uy tín, được kiểm chứng về hiệu quả.

Trong vô số các bài thuốc hiện nay, Xương khớp Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường nổi bật hơn cả. Mỗi năm có hàng ngàn bệnh nhân sử dụng và chấm dứt viêm đau.

TẠM BIỆT viêm đau khớp vai, KHÔNG TÁI PHÁT với bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Bài thuốc trị viêm khớp vai của Đỗ Minh Đường đã được nghiên cứu, ứng dụng vào điều trị rộng rãi hơn 150 năm. Phương thuốc giúp hàng trăm ngàn bệnh nhân đau khớp, viêm khớp, thoái hóa từ cấp tính đến mãn tính thoát khỏi triệu chứng bệnh, ngừa tái phát.

Thuốc an toàn, hiệu quả cao, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, sau khi sinh là nhờ chú trọng về nguồn dược liệu, đặt sức khỏe người bệnh lên hàng đầu.

Dược liệu SẠCH, an toàn với người sử dụng

Nguồn dược liệu sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với 50-60 thảo dược đã được kiểm chứng về tác dụng trị đau xương khớp cũng như độ lành tính, hợp cơ địa người Việt. Trên 90% nguyên liệu trong bài thuốc do Đỗ Minh Đường chủ động cung cấp, được thu hoạch tại 3 vườn trồng biệt dược theo mô hình hữu cơ của nhà thuốc tại Hòa Bình, Gia Lâm (Hà Nội), Hưng Yên.

 

5 chế phẩm nhỏ trong bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh là: thuốc đặc trị xương khớp, thuốc hoạt huyết bổ thận, thuốc bổ gan giải độc, thuốc kiện tỳ ích tràng, thuốc xoa bóp sẽ được gia giảm, điều chỉnh theo sức khỏe, cơ địa từng người. Sao cho mang lại hiệu quả trị đau khớp gối khi mang thai cao mà vẫn đảm bảo sức khỏe mẹ bầu, thai nhi.

Điều này đã được kiểm nghiệm lâm sàng và thực tế điều trị bệnh đau khớp gối trong suốt hơn 150 năm của Đỗ Minh Đường. Đặc biệt, không ghi nhận bệnh nhân nào gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.

ĐỪNG BỎ LỠ: Báo chí nói về công dụng bài thuốc chữa bệnh cơ xương khớp của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Cơ chế trị bệnh CHUYÊN SÂU, HIỆU QUẢ

Hiệu quả trị bệnh của bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường không chỉ nằm ở dược liệu mà còn đến từ cơ chế được các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường tuân thủ chặt chẽ ngay từ đầu. Theo đó, thuốc hoạt động theo nguyên lý BỔ CHÍNH – KHU TÀ. Cụ thể:

  • KHU TÀ: Thuốc giúp đẩy lùi tác nhân gây bệnh từ gốc, hành khí hoạt huyết, giải độc, làm tiêu các ổ viêm ở khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa, hư hỏng sụn khớp.
  • BỔ CHÍNH: Tăng cường chức năng tạng phủ như thận, can, tỳ, nâng cao hệ miễn dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể. Từ đó làm mạnh chính khí, phục hồi các tổn thương tại khớp gối, dứt điểm các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, sự bổ sung này cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp bệnh nhân thoải mái hơn, dự phòng tái phát bệnh về lâu dài.

Tuy nhiên để hiệu quả nhất, ngoài dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt tại khớp vai và có chế độ dinh dưỡng khoa học theo chỉ dẫn. Chị em đang mang thai, đang cho con bú càng phải chú ý thực hiện chính xác để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Dạng bào chế TIỆN LỢI, HỢP NGƯỜI DÙNG

Khi nói đến bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh ngoài hiệu quả không thể không nhắc tới tính tiện lợi, phù hợp với xu hướng sử dụng. Hiện bài thuốc đã được bào chế sẵn, tối ưu thời gian và công sức cho người sử dụng mà vẫn đạt được kết quả theo đúng tiến trình.

Chính những ưu điểm nổi bật trên mà tỉ lệ bệnh nhân bị bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp vai nói riêng đã tin tưởng tìm đến và chữa trị tại Đỗ Minh Đường ngày càng tăng. Bên cạnh đó bài thuốc cũng thu hút được cả những nghệ sĩ nổi tiếng như Xuân Hinh tin tưởng sử dụng để chữa bệnh xương khớp của mình.

Video: Chia sẻ của bệnh nhân xương khớp về bài thuốc Đỗ Minh Đường

Nhiều bệnh nhân đã để lại phản hồi về hiệu quả khi áp dụng phác đồ trị bệnh xương khớp tại Đỗ Minh Đường

Chị Nguyễn Thị Bách (Văn Điển, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi bị viêm đa khớp, thoái hóa khớp gối đã điều trị bằng thuốc tây những không đỡ, thậm chí tình trạng sưng đau còn nghiêm trọng hơn. Nhờ cơ duyên mà tôi có biết đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Sau 6 tháng kiên trì vừa dùng thuốc, vừa châm cứu bấm huyệt tôi đã phục hồi chức năng, các khớp hết viêm sưng. Sức khỏe tốt hơn, ăn ngon miệng, dễ ngủ, không còn tiểu đêm như trước.”

Cô Trần Thị Hằng (Vĩnh Phúc) cho hay: “Tôi được bác sĩ của Đỗ Minh Đường kê đơn 4 tháng thuốc, dùng đến tháng thứ 2 đã đỡ rất nhiều. Dùng thuốc này không cần đun sắc gì cả, không bị tác dụng phụ, không gây đau dạ dày. Đã gần 15 năm rồi, giờ tôi mới có thể thoải mái vận động, ngủ yên giấc mà không còn bị tê bì tay chân như trước.”

Nếu bạn quan tâm, cần tư vấn chi tiết hơn về phác đồ điều trị đau khớp gối khi mang thai hãy liên hệ tới:

Cách phòng bệnh viêm khớp vai

Bạn không nên bỏ qua những kiến thức cần thiết về bệnh viêm khớp vai mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Và càng không nên xem nhẹ các cách phòng bệnh viêm khớp vai sau đây:

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Thừa cân chính là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với viêm xương vì áp lực do trọng lượng cơ thể đè lên các khớp xương là rất lớn. Thế nhưng, hiệu suất cơ học không phải là một vấn đề duy nhất. Mô mỡ tạo ra các protein gọi là cytokine giúp thúc đẩy tình trạng viêm trên khắp cơ thể. Trong các khớp, các cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi chức năng của tế bào sụn.

Khi bạn tăng cân, cơ thể của bạn tạo ra và giải phóng nhiều protein hủy diệt này làm cho quá trình viêm được thúc đẩy nhanh hơn và tất nhiên, viêm khớp vai hoàn toàn có thể xảy ra.

Chính vì thế, giảm cân nếu bạn đang thừa cân và duy trì một cân nặng khỏe mạnh là chìa khóa vàng giúp bạn phòng tránh được căn bệnh viêm khớp vai hiệu quả.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng điều hòa lượng múa trong cơ thể có thể là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với viêm khớp vai. Đường huyết cao làm tăng tốc độ hình thành các phân tử nhất định làm cho sụn cứng hơn hoặc nhạy cảm hơn với các yếu tố khác.

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây viêm hệ thống, dẫn đến mất sụn. Sự liên quan giữa bệnh tiểu đường và viêm khớp, trong đó có viêm khớp vai đã được cho thấy rõ trên thực tế. Do vậy, kiểm soát lượng đường trong máu của bạn là rất quan trọng.

Tăng cường luyện tập

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là một trong những cách tốt nhất để giữ cho khớp vai được khỏe mạnh. Ít nhất là 30 phút tập luyện cường độ vừa phải năm lần trong một tuần, điều này có thể giúp tăng cường tính linh hoạt của khớp vai, nâng cao sự dẻo dai của cơ bắp, ổn định vai của bạn được tốt hơn. Tập thể dục cũng rất tốt cho tìm và phổi, từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và là yếu tố quan trọng trong kiểm soát cân nặng.

Hoạt động an toàn

Một khớp bị thương có thể có nguy cơ bị viêm khớp cao gấp 7 lần so với người không bị thương. Chính vì vậy, chú ý sự an toàn cho cơ thể trong lao động, thể dục thể thao và các hoạt động khác là rất quan trọng. Các chấn thương như gãy xương vai, trật khớp vai, đứt dây chằng… đều có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vai.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Dinh dưỡng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho hệ khớp xương có ý nghĩa giúp khớp xương luôn được chắc khỏe, cứng cáp, ngăn ngừa sự hao mòn ở sụn khớp gây nên quá trình viêm, thoái hóa.

Cuối cùng, hãy bảo vệ cơ thể của mình một cách tốt nhất để chống lại bệnh tật. Cách bạn ăn, ngủ, tập thể dục, quản lý căng thẳng và các thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, uống rượu bia… đều có thể ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với sức khỏe tổng thể mà còn liên quan mật thiết đến sự chắc khỏe, trường tồn của khớp xương.

Có rất nhiều phương pháp điều trị có thể kiểm soát được căn bệnh này, từ thuốc chữa viêm khớp vai bằng đông và tây y, vật lý trị liệu, châm cứu – bấm huyệt cho đến các bài thuốc nam. Thế nhưng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Để làm được điều này, đòi hỏi người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ ngay từ sau khi phát hiện có triệu chứng bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ tiến hành khám và chẩn đoán chính xác bệnh, đồng thời đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất.

Đừng để bệnh tật chi phối đến cuộc sống của bạn. Vì mọi vấn đề đều có cách giải quyết, nên hãy giải quyết bệnh viêm khớp vai một cách sớm nhất khi không may bị bệnh “tìm gặp”. 

THAM KHẢO: