Tìm hiểu về bệnh paget xương

Bệnh paget xương có thể xảy ra ở một hoặc nhiều xương trên cơ thể. Khi đó xương sẽ phát triển to nhưng yếu hơn bình thường. Bệnh được phát hiện nhiều nhất ở đàn ông trong nhóm tuổi trung niên. Cơ thể chúng ta liên tục tái tạo xương cho phù hợp với sự phát triển và duy trì cấu trúc nhưng nếu quá trình tái tạo bị rối loạn, cụ thể là phần xương mới tái tạo chậm hơn xương bị thoái hóa khiến xương bị biến dạng, suy yếu và rất dễ gãy nứt. Đây chính là hiện tượng paget xương.

tim-hieu-ve-benh-paget-xuong

Nguyên nhân gây bệnh Paget xương

Có rất nhiều nhà khoa học góp tay nghiên cứu về căn bệnh khó chịu này nhưng đến nay vẫn chưa có khẳng định về thủ phạm gây bệnh thực sự. Nhiều người cho rằng virus chính là nhân tố dẫn đến tình trạng viêm xương, biến dạng xương này.

Mặt khác yếu tố di truyền cũng được nhắc đến, chuyên gia cho rằng các gen mang bệnh đã truyền cho thế hệ sau khiến con cái của người bệnh paget xương cung chịu chung cảnh ngộ.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

– Một số nguyên nhân khác như dộ tuổi, giới tính cũng được xem xét. Cụ thể là năm giới có khả năng bị bệnh nhiều hơn nữ giới và độ tuổi chủ yếu từ 45 trở lên.

Triệu chứng nhận biết bệnh paget xương

Rất nhiều bệnh nhân không nhận thức được mình bị paget xương bị triệu chứng không rõ ràng, có người cảm thấy đau nhức ở xương, biểu hiện bệnh tập trung chủ yếu tại vùng xương bị tổn thương:

– Paget xương chậu: cảm nhận những cơn đau ở vùng hông.

– Paget ở xương cột sống: đau nhức lưng, cột sống là nơi tập trung nhiều dây và rễ thần kinh, nếu chúng bị chèn ép bên cạnh gây đau còn dẫn đến cảm giác tê bì, ngứa ngáy ở một bên tay hoặc chân.

– Paget ở xương sọ: phần xương của hộp sọ nếu phát triển quá mức sẽ gây nguy hiểm, biểu hiện chính là đau buốt ở vùng đầu, tệ hơn là bệnh nhân bị mất thính giác.

– Paget ở xương chân: khiến xương bị yếu, dần bị cong biến dạng. Xương chân tăng kích cỡ, cong vẹo có thể làm tăng áp lực lên vùng khớp ở hông và đầu gối gây viêm khớp ở 2 vị trí này.

tim-hieu-ve-benh-paget-xuong

Nói chung bệnh paget xương chủ yếu gây đau nhức, ngứa ở xương và những vùng lân cận. Khi phát hiện những biểu hiện bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay.

Bệnh Paget xương có nguy hiểm không?

Có thể không cần điều trị nếu bệnh paget xương không biểu hiện triệu chứng ra ngoài. Nếu bệnh đã ảnh hưởng đến cuộc sống các bác sĩ có thể giúp người bệnh khắc phục bằng cách chỉ đinh thuốc. Những thuốc cũng chỉ giúp duy trì tình trạng bệnh tình, kéo dài thời gian tái phát chứ không phục hồi được thương tổn trước đó. Bệnh paget xương kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

– Nguy cơ bị gãy xương: paget xương khiến xương mềm xốp, độ cứng suy giảm rõ rệt, nếu bị gây chấn thương sẽ dễ bị gãy xương hơn bình thường. Quá trình điều trị, chỉnh hình cũng vất vả hơn do mạch máu trong xương cũng đã bị biến dạng, chảy nhiều máu.

– Viêm các khớp gần kề: các khớp nằm gần chỗ xương bị paget thường chịu căng thẳng lớn, chúng dễ bị viêm, sưng tấy, nóng đỏ, đau buốt ở khớp.

– Bệnh ung thư xương: vô cùng nguy hiểm nhưng tỉ lệ biến chứng này rất thấp. Chỉ 1% số người mắc bệnh paget xương kéo dài có ung thư hóa.

– Biến chứng suy tim: vì tim phải hoạt động nhiều hơn, liên tục bơm máu cung cấp cho những vùng tổn thương và cả những vị trí bị ảnh hưởng. Nếu vượt quá sức chịu đựng của tim sẽ dẫn đến suy tim.

Bệnh paget xương thường gặp phải ở những người trong độ tuổi trung niên, bệnh này có diễn tiến chậm và có thể kiểm soát được nên người bệnh cần để ý phát hiện các triệu chứng bất thường và đến bệnh viên khám chữa càng sớm càng tốt.

Cập nhật lúc 11:09 - 23/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan